Thứ Hai, 24 tháng 10, 2011

THƯƠNG QUẢNG HẠ ĐỊNH- CHÙM THƠ


Chùm thơ

Tháng tám mùa thu
Năm Ất hợi 1995

I-LUẨN QUẨN
II- TỈNH MỘNG
III- HỎI NGƯỜI XUẤT GIA
IV- TÌNH THƯƠNG HUYNH ĐỆ
V-DỰNG THẤT LINH PHONG ĐỘNG
VI- CÓ THÊM THIẾU VẮNG?
VII- NIỀM VUI SƠN TĂNG.
( Tịnh thất LINH - PHONG – ĐỘNG
   QUẢNG PHƯƠNG TỊNH – XỨ
    NON THỊ VẢI )

I-LUẨN QUẨN



Thân thể TỰ - DO chẳng sướng sao?
Ai thích tìm ai trái buộc vào?
Ghen tương, hờn giận… hô hạnh phúc!
Giành giật, tranh đua: khổ xiết bao!
Biển ái, dòng mê vui lặn ngụp
Biết khổ, tìm ra nước mắt trào!
TỰ - DO lại muốn tìm vào ngục?
Vào ngục thoát ra chẳng dễ nào!(1)

                           21/8/1995 ( ất hợi)
Chú thích:
“TỰ - DO lại muốn tìm vào ngục?
Vào ngục thoát ra chẳng dễ nào!”
Hai câu thơ này lấy trong ý bài thơ của ĐỨC PHẬT:
“ Ở trong nhà ngục của nhà nước còn có kỳ mãn hạn, ở trong nhà ngục của người thế gian thì không có kỳ mãn hạn.”


II- TỈNH MỘNG



Ham”mộng Hoàng lương”sướng trong đêm,(1)
Bình minh chân lý mấy ai tìm?
Góc biển say lặn mò tăm cá,
Chân trời mải dò bắt bóng chim,
Lợi, danh, tài, sắc… trò huyễn giả
Tam độc làm hư mấy con tim?
Chẳng TU – GIẢI - THOÁT còn vay trả,
Biển khổ, song mê mãi trôi chìm!

                        Ngày 24 tháng 8 năm 1995 ( ất hợi)

Chú thích:
“ Ham”mộng Hoàng lương”sướng trong đêm,”?
”mộng Hoàng lương” Sơ lược điển tích:
Ngày xưa có thư sinh đi thi không đậu, trên đường về nhà vừa buồn vừa đói, ghé vào một quán nhỏ ven đường tìm thức ăn. Chủ quán đem món Hoàng lương (kê vàng) nấu cho ăn. Trong khi chờ đợi, thư sinh nằm ngủ thiếp đi, trong mơ thấy mình thi đỗ trạng nguyên, được vua gả công chúa cho làm vợ, hưởng vinh hoa phú quí hơn ba mươi năm, sau thất trận bị vua phế truất về quê, vợ chồng sụt sùi than khóc…
            Thư sinh bỗng giật mình tỉnh giấc, mới biết mình vừa nằm ngủ chime bao như vậy.Bao nhiêu tài, sắc, lợi, danh phú quí vinh hoa của một kiếp người rồi cũng tan biến như một giấc mộng ảo…khi nhắm mắt xuôi tay cũng chỉ một tấm than tàn với hai bàn tay trắng…nhìn trong bếp nồi kê vàng (Hoàng lương) vẫn chưa chin…
            Cảm ngộ cảnh đời vô thường, thư sinh bừng tình cất tiếng cười khan, rồi bỏ vào núi sâu tu luyện không thấy trở ra nữa…


III- HỎI NGƯỜI XUẤT GIA





Biết khổ TÌM - TU quyết Xuất – Gia,
SỨ-GIẢ NHƯ-LAI thoát ái hà
Lêu têu nặng nợ ơnTÍN-THÍ
Lếu láo dày duyên nặng ĐÀN-NA
Dép da si bóng: tay diện sỹ?(1)
Dồ trắng lượt là : kẻ cầm ca ?(2)
Rượi đế lai rai dăm bảy xị,
Bia hơi nốc cạn mấy can ba,(3)
Nhạc vàng ủy mị cô rên rỉ
Tân cổ bi hung chú rống la.(4)
Phim heo”tự tại” khen: tuyệt kỹ!
Vũ sếch “An –Nhiên” tán cha cha!(5)
Văn thơ lãng mãn hô: chí lý!
Tiểu thuyết tình si xướng hay a!
Áo hở bụng phơi “chơi Mốt” Mỹ?
Quần ôm mông hiện “ diễn Kiểu” Nga?
Chộp ngực đập mông la ầm ĩ,
Khuỳnh chân, vênh mặt đốt “xì gà”.
Nịnh đầm trưng diện trai làng đĩ?
Tóc giả nạo thai gái bán ba?
Đồng hồ vung vẩy, trang hào quí?

Xe láng lượn vòng, ả Tiên – nga?


Xe láng lượn vòng, ả Tiên – nga?
Bán buôn cờ bạc vui quá nhỉ!
Tung bụi mù trời khói Hon đa!
Hút thuốc phun đẫy e bí rị,
Nhai trầu nhổ phẹt chợ tránh xa.
Tôn danh, ngã mạn cao tính quỉ,
Phóng dật, buông lung lớn tâm ma.(6)
Kinh PHẬT sao chép sai lạc ý,
CHÍNH –PHÁP không ưa thích nẻo tà.
Thời mật ma bán rao PHẬT-LÝ,
Buổi suy con PHẬT ẩn TU mà!
ĐƯỜNG TU tà lạc bao uống phí,
Tại ai hay tại bởi tâm ta ?(7)

Ngày 25 tháng 8 năm 1995(ất hợi)

Chú thích
(1)Dép da si bóng: tay diện sỹ?
Đức PHẬT dạy các đệ tử xuất gia TU hạnh TỪ -BI không dùng các vật dụng chế từ thân mạng chúng sinh như ; ngọc trai, đồi mồi, ngà voi, tóc, lông, răng, móng, sừng, da, gân, xương,.v.v.
Nếu người nào còn ham thích các đồ vật quí đẹp lấy từ thân mạng chúng sinh, là người chưa thật có tâm TỪ-BI, không thể viên mãn công hạnh TU các Pháp TỨ-VÔ-LƯỢNG-TÂM : TỪ-BI-HỶ-XẢ
(2)Dồ trắng lượt là : kẻ cầm ca ?
ĐỨC PHẬT đã dạy các đệ tử xuất gia : dùng y phục nhuộm màu hoại sắc ; và trong phẩm « HUYỀN – KÝ » ĐỨC THẾ TÔN có dạy :
« Nơi nào y phục của chư TĂNG-NI biến thành màu trắng, thì nơi đó PHẬT-PHÁP sẽ bị hủy hoại »…
Hiện có một số người ưa mặc đồ trắng lượt là, « Cáu cạnh” y như thời trang của trai gái » Tân- Thời » !

(3)Rượi đế lai rai dăm bảy xị,
     Bia hơi nốc cạn mấy can ba,
Trong giới kinh ĐỨC PHẬT có dạy các hang đệ tử không được uống rượu, vì rượu là thứ trợ duyên gây nên nhiều tội lỗi, và làm say mê mất giống trí tuệ, phải chịu nghiệp báo nhiều kiếp ngu si…
(4)Nhạc vàng ủy mị cô rên rỉ
     Tân cổ bi hung chú rống la.
Trong giới kinh của LUẬT SA-DI chú Tiểu, giới thứ 7 trong 10 giới ĐỨC PHẬT dạy:
“ Không được làm trò nhạc, ca múa hát xướng, và không được cố đi xem nghe, vì cố đi xem nghe nó khêu động rối Tâm, gây ra các tội lỗi.”

(5) Phim heo”tự tại” khen: tuyệt kỹ!
      Vũ sếch “An –Nhiên” tán cha cha!
ĐỨC PHẬT đã dạy như trong kinh trên, nhiều người ngụy biện nói rằng:TU-BAT-NHÃ “không chấp”,”phá tướng”v.v..tự cho mình đã đạt tới bậc “TỰ -TẠI”,”VÔ-NGẠI”,”BẤT-ĐỘNG”,”AN-NHIÊN”…
Kỳ thực là để thỏa mãn cái tâm dâm, ý dâm đần dần đến chỗ than dâm dật; cho nên họ ưa thích xem các loại phim ảnh, sách, báo văn hóa phẩm đồi trụy khỏa than trần truồng như con heo (các loài như heo, dê, trâu, chó v.v…có mặc quần áo bao giờ đâu) nói là để “ nghiên cứu nghệ thuật”, coi “vũ sếch”90%, quăng mông, hất rốn, trai gái bồng bế, ôm ẵm nhau hôn hít, ca ngợi là “ tuyệt kỹ công phu”
 (6)Tôn danh, ngã mạn cao tính quỉ,
     Phóng dật, buông lung lớn tâm ma.
Trong “KINH PHẠM VÕNG BỒ-TÁT GIỚI” phần mười giới trọng, giới thứ bảy ĐỨC PHẬT có dạy:
“ Nếu Phật tử tự khen mình chê người, cũng bảo người khác khen ngợi mình chê người: nhân chê người, duyên chê người, cách thức chê người, nghiệp chê người. Là Phật tử, lẽ ra phải thay thế chịu những sự khinh chê khổ nhục cho tất cả chúng sinh, mình nhận lấy việc xấu, nhường cho người việc tốt. Nếu Phật tử tự phô dương tài đức của mình mà dìm che sự hay tốt của người, làm cho người bị khinh chê Phật tử này phạm tội Ba-la-di, ví như người ở thế gian phạm tội bị luật pháp xử tội chem. Mất đầu không thể sống được.
(7)ĐƯỜNG TU tà lạc bao uống phí,
     Tại ai hay tại bởi tâm ta ?
Hai câu thơ này lấy ý trong lời dạy của ĐỨC PHẬT khi giảng về KIM-CƯƠNG-TÂM, trong cuốn “ ĐẠI -THỪA KIM-CƯƠNG KINH LUẬN có viết:
“…Thế nào gọi là KIM-CƯƠNG-TÂM? Tâm này người người vẫn có, không ai là không, nên tâm bình đẳng của chúng sinh này, tự mình biết lấy, tự hiểu lấy. Vì sao? Hết thảy việc thiện, việc ác đều tại tâm mình sinh ra. Tâm mình tu việc lành, than mình được an vui, tâm minh tạo việc dữ, than mình chịu khốn khổ, tâm là chủ của thân, than là dụng của tâm, tại sao vậy? Bởi vì ĐỨC PHẬT cũng doTaam thành, đạo do Tâm học, đức do Tâm chứa, công do Tâm tu, phúc do Tâm ra, họa do Tâm tạo. Tâm làm ra Thiên-đường, Tâm làm ra Địa ngục, Tâm làm ra PHẬT, Tâm tà thì thành ma, Tâm từ là người của Trời, Tâm ác là người của La sát, nên tâm là hạt giống của hết sự tội phúc…” ( Xem kỹ “ĐẠI-THỪA KIM CƯƠNG KINH LUẬN)



IV- TÌNH THƯƠNG HUYNH ĐỆ







Quan san tứ hải tầm huynh đệ
Vì sao chia rẽ giận hờn nhau?
Đàn gà cắn lộn đau lòng mẹ?(1)
Mướp, bí giành leo xót dây bầu?(2)

Ngày 8 tháng 8 năm 1995(ất hợi)
 ( Tịnh thất LINH - PHONG – ĐỘNG
   QUẢNG PHƯƠNG TỊNH – XỨ
                                    NON THỊ VẢI )
Chú thích;
(1)Đàn gà cắn lộn đau lòng mẹ?
Câu thơ này lấy ý trong câu ca dao;
“ Khôn ngoan đối đáp người ngoài,
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.”
(2) Mướp, bí giành leo xót dây bầu?
Câu thơ này lấy ý trong câu ca dao
“ Bầu ơi thương lấy bí cùng,
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”.


V-DỰNG THẤT LINH PHONG ĐỘNG





Dựng thất trên non chẳng dễ thường
Gội năng, dầm mưa, dãi gió sương.
Huynh xây nền THẤT bao vất vả,
Đệ mang rơm cát trét vaachs tường.
Mồ hôi đẫm ướt người đục đá,
Công sức đầm vai kẻ đào mương.
Lắm lúc thiếu “xi”vay hẹn trả,
Nhiều khi thừa đất bỏ bên đường.
Trời mưa, nước đổ tuôn xối xả,
CHUNG-Ý ĐỒNG-TÂM đượm tình thương.
Lan, đào hà nội xinh hoa lá,
Hồng tắm Lâm Đồng ngát đưa hương,
Xoài thơm Bà Rịa thơm ngon lạ,
Dừa ngọt Bến Tre khỏi pha đường.
Ai thương, ai nhớ tình LAN-NHÃ,
Kẻ đợi, người trông nghĩa Cố Hương,
Bốn phương Phật tử về công quả,
Quyến thuộc NHƯ-LAI tới cúng dường.
ĐỒNG TÁC, ĐỒNG TU vui KIẾT- HẠ,
Vượt khó luyện TU CHÍ-KIÊN-CƯỜNG.

ĐƯỜNG-TU GIẢI-THOÁT , thanh lương quá,

Ôi miền an lạc chốn TÂY-PHƯƠNG.


Ngày11 tháng 8 năm 1995(ất hợi)
 ( Tịnh thất LINH - PHONG – ĐỘNG
   QUẢNG PHƯƠNG TỊNH – XỨ
                                    NON THỊ VẢI )


VI- CÓ-THÊM-THIẾU-VẮNG?







Lên non dựng THẤT thấy vui lòng,
Bao người quyết ý với chờ mong.
Có cô PHẬT-SỰ mau hoàn mãn,
Thêm chú Công- Trình sớm viên dung.
Thiếu anh, lại có thêm nhiều bạn,
Vắng chị, em về việc cũng xong.
Suối reo chim hót đời thanh thản,
Uống nước, nhớ nguồn, ngọt mát trong.

Ngày 12 tháng 8 năm 1995(ất hợi)
 ( Tịnh thất LINH - PHONG – ĐỘNG
   QUẢNG PHƯƠNG TỊNH – XỨ
                                    NON THỊ VẢI )



VII- NIỀM VUI SƠN TĂNG.


Kính tặng thượng tạo THÍCH-CHƠN-HIỀN
Chùa Tuyền –Lâm cầu Phú lâm, Chợ lớn, Đô thành Sài gòn.









Gà rừng gáy sang vang sười núi,

Tiều phu đốn củi vọng ven rừng,
Đốn- Tiệm: chặt, quăng, năng quét bụi,
Lợi danh tài sắc thấy dẩng dâng

Duyên nào mà “thượng sơn tích thủy”?
Thương ai chịu cảnh “hạ điền khan”(1)
Tiểu-Tăng Sơn cước say THIỀN-VỊ.
Ôi khoảng TRỜI- TÂY cảnh NIẾT- BÀN!(2)

Chú thích:
(1) Duyên nào mà “thượng sơn tích thủy”?
Thương ai chịu cảnh “hạ điền khan”
Hai câu thơ trên là lấy ý trong câu thơ cổ
“Thượng điền tích thủy, hạ điền khan”
(2)Ôi khoảng TRỜI- TÂY cảnh NIẾT- BÀN!

Câu thơ này lấy trong ý đoạn thơ:
“ cho con thỉnh một khung trời CỰC- LẠC
Cõi TÂY-PHƯƠNG quang giáng thế gian này,
VÔ-LƯỢNG-QUANG ân tỏa sang tràn đầy,
Muôn ân đưc sưởi ấm lòng “CÙNG-TỬ”…



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét