Thứ Năm, 27 tháng 10, 2011

QUẢNG ĐỊNH-Cơm gạo lứt muối mè, môn dưỡng sinh


Thơ:
Cơm gạo lứt muối mè, môn dưỡng sinh
        Một Diệu Pháp Thánh Thực(1)
                (Kính dâng: Giác-linh Ô-Sa-Wa Thượng Nhân
                  Đồng kính tặng các Hành giả của môn dưỡng sinh
                                                       Điều chỉnh âm dương học)





Kỳ diệu thay cơm gạo lứt muối mè!
Thơm, ngọt, béo, đậm đà, phương số 7(2)
Bao cố bệnh đều tiêu trừ hết thảy
Nơi thân tâm an lạc thật khôn lường
                      *
                *            *
Kỳ diệu thay môn dưỡng sinh!
                       Ăn điều chỉnh âm dương(3)
Bao mới lạ trong ít ngày ngắn ngủi
Ưa động đá, hang cùng trên đỉnh núi
Thích rừng hoang, đảo vắng giữa trùng dương
Luyện rèn tâm ý tự lực tự cường
Biến cơm gạo lứt muối mè
                       Thành cam lồ thượng vị
Ham TU hạnh cúng dường, vui xả thí
Khi Tham-Thiền TỪ-BI-QUÁN dụng công
Thương chúng sinh từ; kiến, dế, muỗi, mòng
Thương chúng đói khổ: cho tự do hút máu.
Quán bất tịnh, vô thường, thân hữu lậu
Linh diệu thay!
                        Diệu pháp
                                      Thánh diệu thay!
Bao niềm vui đến trong bốn chục ngày
Ôi hoan lạc!
                    Xiết bao niềm hoan lạc!
Thỉnh THƯỢNG NHÂN(4)quang lâm truyền
                                                     Diệu Pháp(5)


G. Ohsawa
(1893 - 1966)

Oh-Sa-Wa xin tạc dạ ơn người!(6)
Nguyện mai này đi cùng khắp nơi nơi
Truyền DIỆU-PHÁP THÁNH-THỰC cùng                         
                                                   PHẬT-PHÁP
Nguyện nhân sinh thoát khổ , thường an lạc
Bỏ dòng mê, hướng bờ giác quay về
                         *
                  *             *
Ai từng mang nhiều chứng bệnh dầm dề
Hành DIỆU-PHÁP THÁNH-THỰC theo THIÊN-Ý
THIỀN-DUYỆT-THỰC cơm muối mè thượng vị
Quyện hòa trong DIỆU-PHÁP-LẠC vô biên
Chẳng lao tâm, cực nhọc, đỡ tốn tiền,
Luôn tự tại , an nhiên trong hiện hữu
Biết bao việc trước kia chưa thành tựu
Đến giờ đây được thông suốt dễ dàng
Lắm người xưa ưa làm việc trái ngang,
Nay tin kính hướng về TU GIẢI-THOÁT
Khỏi viêm xoang mũi, tiêu đàm, suyễn khạc…
Kỳ diệu thay cơm gạo lứt muối mè!
                       *
                   *       *
Người quyết TU vượt biển khổ song mê
Đây DIỆU- PHÁP rút ngắn đường về CHÂN-LÝ
Ai đã từng ngủ mê trong mộng mị
Mười năm qua sao biết chẳng làm ngay?
Nay phước duyên hội đủ dụng pháp này
Làm HÀNH GIẢ thực TU nênTHỰC CHỨNG
Người khẩu thuyết NĂNG HÀNH nên ĐẮC DỤNG
Ích gì đâu hỡi chàng két(Vẹt) đa ngôn?
Làm lợi chi cho nhân loại sinh tồn
Đang khắc khoải, mỏi mòn muôn bất hạnh?
Nương DIỆU PHÁP THÁNH THỰC về NIẾT BÀN
                                                       CỨU CÁNH
Ca MA-HA BÁT-NHÃ TÁT-BÀ-HA!

( Tịnh thất LINH - PHONG – ĐỘNG
   QUẢNG PHƯƠNG TỊNH – XỨ
    NON THỊ VẢI )
        Vào hồi 7h.30’  Ngày 27  tháng 09 năm Nhâm thân (1992)
                              Tỳ kheo Thích Quảng Định
                                                       Kính đề

Chú thích:
(1)-Cơm gạo lứt muối mè, môn dưỡng sinh
        Một Diệu Pháp Thánh Thực

Duyên khởi về việc thực hành phương pháp thực dưỡng Ô-Sa-Wa như sau:
- Trước đây từ năm 1982 tôi đã nghiên cứu môn thực dưỡng gạo lứt muối mè, do Giáo sư Ô-Sa-Wa người Nhật khởi xướng, cũng biết là có nhiều điều hay, và lợi ích.
song nghĩ rằng; chỉ vì mình ăn uống một cách khác biệt chuyên gạo lứt muối mè khổ hạnh như vậy, làm khó khăn cho người nấu ăn, nên chưa thực hiện được. Nhân một buổi gặp mặt phật tử Phù Chí Thuận, một cao đệ của Ô-Sa-Wa Tiên Sinh tại nhà anh Vương-Từ Sài-Gòn, Phật tử Phù Chí Thuận nói rằng
Thầy đã ăn chay trường mười mấy năm, đã hành pháp “nhất trung nhất thực” (Ngọ trai)  “Thiền duyệt thực” “PHÁP HỈ-THỰC” bây giờ nếu thầy thực hành phương pháp thực dưỡng gạo lứt muối mè số 7 thì càng tuyệt diệu nữa”
          Thế là tôi làm liền, và phát nguyện ăn gạo lứt muối mè 100 ngày. Ăn được tới ngày thứ 43, sau thời công phu sớm( từ 2-6h 30’)tôi bỗng tiếp nhận được luồng linh điển của Ô-Sa-Wa từ hư không phóng xuống đỉnh đầu nơi huyệt bách-hội, thấy rõ linh ảnh NGÀI với cặp mắt kiếng thân quen.
          Luồng linh điển truyền lan từ trên đỉnh đầu xuống toàn than với niềm hân hoan,an lạc vô biên, đề tâm cho tôi nên ghi lại những điều lợi lạc trong thời gian thực hành, phương pháp dưỡng sinh gạo lứt muối mè; và tôi đã viết bài này với lý do như vậy.
(2)-Thơm, ngọt, béo, đậm đà, phương số 7(2)
phương pháp ăn gạo lứt muối mè làm chính, thay cho gạo giã xát trắng; ngoài ra có thể ăn them rau, củ, đậu, trái, thịt cá với số lượng vừa phải và được nấu nướng chế biến cho phù hợp với thể trạng cá nhân, giới tính tuổi tác, sinh hoạt, nghề nghiệp,  môi trường sống (địa lý khí hậu, thời tiết) điều kiện kinh tế xã hội v.v…
từ những nguyên tắc trên Giáo Sư Ô-SA-WA đã lập ra mười mẫu thực đơn có tính cách tổng quát, để mỗi người có thể chọn cho mình một mẫu thích hợp:
Cách
ăn số
Ngũ cốc
loại
Rau củ
xào khô
canh
xúp
Thịt
Rau sống
trái cây
Tráng miệng
Nước uống
7
6
5
4
3
2
1
-1
-2
-3
100%
90%
88%
70%
60%
50%
40%
30%
20%
10%

10%
20%
20%
30%
30%
30%
30%
30%
30%



10%
10%
10%
10%
10%
10%
10%





10%
20%
20%
20%
30%







10%
10%
15%








5%
5%


uống
càng
ít
nước
càng
tốt

Năm 1965 khi sang thăm Việt Nam, Giáo Sư Ô-SA-WA hướng dẫn cho người Việt nam bình thường có thể ăn 60%gạo lứt,30%rau đậu, 10% trái cây vì ở xứ nhiệt đới. Nếu muốn chữa khỏi bệnh phải ăn 100% gạo lứt muối mè.
( Trích trong” ăn gạo lứt muối mè, phòng bệnh và trị bệnh theo phương pháp thực dưỡng Ô-SA-WA” của tác giả Anh Minh, Ngô Thành Nhân.)

(3)- “Kỳ diệu thay môn dưỡng sinh!
                       Ăn điều chỉnh âm dương”
Trong bộ sách” HẢI THƯỢNG Y TÔN TÂM LĨNH” của danh y bác học Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (gồm 5 tập). Về âm dương học ở tập I. Hải Thượng Lãn Ông có trích một câu trong kinh TU TIÊN “Phàm người ta còn một chút âm là chưa thể thành tiên, mà còn một chút dương là chưa thể chết”
Do thấu hiểu được luật âm dương mà kẻ bần tăng này đã kiên tâm, nhẫn nại cấp cứu nhiều trường hợp bệnh nhân bị trúng phong bất tỉnh, cấm khẩu, toàn than đã lạnh cứng đơ, chỉ còn hơi ấm chút xíu nơi ngực.
(4)“Thỉnh THƯỢNG NHÂN” : Thông thường các môn đệ của Ô-SA-WA đều gọi NGÀI là “TIÊN SINH”.Ban đầu khi cầm bút tôi viết “Thỉnh TIÊN SINH”,
Thì tôi nhận được bản linh điện của Ô-SA-WA, đề tâm cho tôi rằng:
“Hành giả hãy xưng hô với TA như trong bộ kinh sách MẬT TÔNG của các LẠT MA TÂY TẠNG”. Tôi liền nhớ ra Phẩm “MƯỜI DẤU HIỆU CỦA MỘT THƯỢNG NHÂN” trong đó có ghi:
1-    Có rất ít lòng tự hào và không mong muốn điều gì là dấu hiệu một thượng nhân.
2-    Có rất ít ham muốn và luôn hài lòng, vì những việc đơn giản là dấu hiệu một thượng nhân.
3-    Không giả dối, không thủ đoạn là dấu hiệu một thượng nhân.
(Tạm trích dẫn 3 điều còn 7 điều nữa)
Ô-SA-WA kêu tôi là “HÀNH GIẢ” và NGÀI bảo tôi gọi ngài là  « THƯỢNG NHÂN » bộ kinh sách MẬT TÔNG này gồm 7 tập có người mới nang tới trao cho tôi. Trước đó tôi có ý định đi TÂY TẠNG thỉnh pháp. Việc nghiên cứu Bộ kinh này chỉ có mình tôi biết. Mà nay Ô-SA-WA đã thông hiểu hết, lại còn đề tâm cho tôi lấy những chú thích trong sách của Hải Thượng Lãn Ông, trong bộ kinh sách MẬT TÔNG, và trong KINH ĐẠI BÁT NIẾT BÀN. Ôi thật là! Thậm thâm vi diệu! Và tôi được biết NGÀI ở ngôi vị nào thị hiện?

(5) “Thỉnh THƯỢNG NHÂN(4)quang lâm truyền Diệu Pháp”
Trước đó tôi viết hai câu thơ:
“Linh diệu quá!
                      Dược phương, Linh diệu quá!”
Thỉnh TIÊN SINH giáng lâm truyền phép lạ”
Ô-SA-WA liền đề tâm cho tôi sửa lại là:
                                                    
“Ôi hoan lạc!
                    Xiết bao niềm hoan lạc!
Thỉnh THƯỢNG NHÂN(4)quang lâm truyền Diệu Pháp”
(6)- Ô-SA-WA xin tạc dạ ơn người!
Trong  KINH ĐẠI BÁT NIẾT BÀN phẩm “ QUANG MINH BIẾN CHIẾU CAO QUÍ ĐỨC VƯƠNG BỒ TÁT”(tập II trang 145, do Hòa Thượng Thích Chí Tịnh dịch) có đoạn:
“Đức THẾ TÔN tán than rằng: Lành thay! Lành thay! Này thiện nam tử! trong đời có hai hạng người rất là hy hữu như hoa Ưu đàm: Một là người không phạm tội, hai là người có tội biết hối cải”
Lại có hai hạng người rất là hy hữu: một là người làm ơn; hai là nhớ ơn.
Lại có hai hạng người rất là hy hữu:một là học hỏi điều mới, hai là ôn nhiều điều học cũ không quên.
Lại có hai hạng người rất là hy hữu:Một là tạo ra mới, Hai là tu sửa chỗ cũ
Lai có hai hạng người rất là hy hữu: Một là thích nghe pháp, hai là thích thuyết pháp,
Lại có hai hạng người rất là hy hữu: Một là khéo gạn hỏi, hai là khéo giải đáp.
Người khéo gạn hỏi chính là Ông vậy
Người khéo giải đáp chính là NHƯ LAI vậy
Này thiện nam tử! Do nơi khéo gạn hỏi bèn chuyển được pháp luân vô thượng làm khô cây do mười hai nhân duyên, có thể qua khỏi sông lớn, sinh tử vô biên, có thể chiến đấu với MA VƯƠNG BA TUẦN, có thể xô ngã thắng tràng của BA TUẦN dựng”



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét