Thứ Hai, 17 tháng 10, 2011

THÍCH QUẢNG ĐỊNH -BÓNG NHẠN LUNG TRỜI.- ĐÔI ĐIỀU TÂM NGUYỆN

Thơ.
     Bóng Nhạn lưng trời

Tịnh thất Linh Phong Động
 Quảng PhươngTịnh xứ, Non Thị vải




Hòa Thượng Thiền Tâm
Hiệu: Vô Nhất Đại Sư

Lời Vô Nhất Đại Sư:
Chuyên tụng một phẩm Kinh,
Một Chân-Ngôn, hiệu Phật
Thì thành tựu các nguyện
Thỏa mãn các mong cầu.
Chỉ sợ người không tin,
Hoặc tin mà không sâu,
Lại ngại không thật hành
Hoặc hành không bền lâu,
Không chí tâm khẩn cầu.
Chí tâm là không vọng,,,
...
Nhớ lời cổ đức dặn
« ta có mật bí quyết
Nhất thiết khuyên bảo nhau
 Là hết lòng thành kính
Nhiệm màu cực nhiệm màu. »
Hãy ghi nhớ điều này
Lắng lòng suy nghĩ sâu.
           
               ⃰⃰⃰⃰ 
           ⃰         ⃰
Trời xanh suối biếc một bàu,
Ánh trăng vẫn sáng một màu xưa nay.
Mà sao đời đạo đổi thay
Cỏ hoa đượm nét u hoài thêm thương.
Sóng dồn bọt biển tà dương
Con thuyền cứu độ khuất đường vân yên.
Bụi hồng tung gió đảo điên,
Vô tình Mai nở dịu hiền cành xuân.

< Trích trong « Pháp yếu tu hành » của Vô Nhất Đại Sư, Hòa thượng Thích thiền Tâm ân sư của đệ tử Tỳ kheo Bồ Tát giới Thích Quảng Định>






                        Bóng Nhạn lưng trời



   
Ai cười ?
        Ai khóc ? trong “Nhà lửa” <1>
Giành dật mưu toan kế sinh tồn
 Ân oán cho đời vay, mượn trả…
4-Trốn đâu Nhân quả lưới càn khôn.

Mở bao phương tiện hằng cứu khổ,
Thâm-Tín hành theo được mấy người?
Tự xét phận mình duyên phước nhỏ?
8-“Trung Ngôn- Nghịch Nhĩ”<2> ít nghe lời

Đắn đo suy tính so kè mãi,
Thích Phật tiếc ma dạ vấn vương,
Bước đi còn muốn quay trở lại?
12-E đắm chìm sâu kiếp đoạn trường!

Thân nơi cửa Phật, tâm trần tục
Thương con thuyền nhỏ giữa biển khơi,
Quanh co lèo lái bao uẩn khúc,
Luận Tu – Giải - Thoát Khó cạn lời

Xót kiếp trầm luân sầu khổ nặng,
Chia sẻ cung ai gánh thương đau.
Giúp người thoát khổ liền quên bẵng.
 Được-Mất-Nhục-Vinh Có gì đâu

Lúc khó khổ nguy cầu cứu độ
Khi được khá lên chê trách thầy,
Thế gian điên đảo tâm tráo trở
“ Tri nhân, Tri diên,,” ngẫm mà hay

Quỷ ma lật lọng tình đen bạc,
Hiền nhân ân trọng nghĩa thủy chung.
Thương cảnh trần gian Mê- Tham –Ác
Trả vay nhân quả thật vô cùng!

Nhà lửa trần gian như địa ngục,
Tham lam, thù oán, hận ,,,nấu nung.
Chẳng trói buộc giam… hô Hạnh phúc
Xiềng xích lầm mê tưởng lụa nhung.




Ai ưa về đích gần nhanh nhất?
Ai muốn thảnh thơi thích đi vòng?
Chỉ cho thấy độc trong chén mật,
Tiếc trong thuốc độc có mật ong!

Đau thương thù hận tràn xứ sở,
Cơ trời thanh lọc cõi nhân sinh.
Lắm người vượt biển tìm thoát khổ,
“Độ ai”hay “ai độ”thân mình?

Ai đem ân ái đi đổi chác ?
Ai bán tình duyên, tính lợi danh?
Ai thường gian dối lòng khắc bạc?
Ai trọng thủy chung dạ trung thành?

Nhà ngục trần gian say ở mãi,
Cửa Phật mở toang thấy khó về,
Một bước dấn đi hai bước lại,
Muốn sang bờ giác , tiếc dòng mê!...

Nay quí mến nhau, xưa duyên kết,
 Gần vui , xa nhớ,…khổ thương đau.
Hết duyên tẻ nhạt như không biết,
Muôn duyên giả hợp, có thật đâu!

Thế gian giả dối, muôn ràng buộc,
Không được thong dong, chẳng thảnh thơi,
Ai đem chi để giam Tăng được?
Y Giáo Phụng Hành thỉnh rước người.

Miệng hô xây dựng tay cản phá,
Việc nơi thầy Tổ đứng dửng dưng!
Hoa héo làm sao đơm trĩu quả?
Sớm nắng chiều mưa… khó biết chừng!

Xuôi ngược Đông - Tây Cùng Nam – Bắc,
Việc Đáng lưu tâm ít chú tâm,
Đại sự bỏ qua lo chuyện vặt,
Tiếc thương công khó bỏ mê lầm




Bán than, cắt thịt xin thính pháp,<12>
Cầu nửa bài kệ xả thí than<13>
Quỳ gối suốt đêm trong mưa tuyết,
Cầu đạo Thần Quang chặt tay dâng!<14>

Tu hành kiểu chi không trì giới?<15>
Tâm tính buông lung mãi nguyện cầu!
Ngựa dữ bỏ cương thuyền không lái,
Sáu nẻo trôi chìm biết về đâu?

Hăm lăm thế kỷ qua mau lẹ,
Thời Phật Trăm năm một kiếp người;
Kiếp giảm phước suy mau mạt thế,
Nhân gian nay thọ được mấy mươi?<16>

Trương- Tổ - Lưu đa tử tôn nội ngoại,
Khuyến tấn tu lần lữa hứa hẹh hoài,
Việc chẳng xong, quỷ vô thường ập tới,
Tự trách mình, hay đáng trách phiền ai?<17>

Thương nhiều Người khổ trong tù tội,
Không nỡ ăn ngon, chẳng sài sang.
Chùa to:danh lợi nhiều tội lỗi?
Thất nhỏ: CHÂN – TU thấy PHẬT VÀNG!

Xót khổ nhân sinh miền biên địa,
Tìm đâu NGƯƠ I HƯỚNG ĐẠO TÂM LINH?
Thanh cao chân thật sâu Tình nghĩa,
Lợi lớn danh to rẻ nghĩa tình!...

Dã tràng xe cát hằng khoan kham nhẫn,<!8>
Ngu công dời núi được ích chi?<19>
Tiêu muôn nghìn oán, tan thù hận,
 Dụng tâm hỷ xả đại từ bi!<20>

Ai ngã xuống để dựng bền non nước,
Mảnh đất này bao dòng máu trào tuôn!...
Ăn quả ngọt nhớ người trồng khi trước,<21>
Uống nước trong ơn tiên tổ khơi nguồn.<22>

Ai bảo rằng họa vô đơn chí???<23>
Ai biết rằng “phúc bất trùng lai” <24>
“Cùng tử tha phương”bao niên kỷ?
Ức niệm Quê Cha ngưỡng mong hoài! <25>

Vàng anh trọng đãi trong lồng quí,
Không bằng chim chích giữa rừng xanh,
Ai dành?
               Ai lợi ?
                            Ai quyền vị ?
Đỉnh núi sơn tăng ngủ ngon lành!

Phiền não luyện rèn ai tỏ ngộ? <23>
Ngựa hay rong ruổi suôt đường dài. <24>
Không nghĩa sỹ nào không lao khổ
Chẳng vĩ Nhân nào chẳng nạn tai!

Gánh vàng bỏ gai người khôn thật,
Gánh gai lợi ít tiếc làm chi?
Sau này nếu gặp người hơn Phật,
Tôi liền chào Phật học người kia? <28>
Ham muốn vô cùng sao thỏa mãn?
Thịnh suy thành bại có rồi không
Biển bắc đợi chờ trong bóng nhạn,
Trời nam bay vút cánh chim Hồng!

Ai thích việc đời hơn duyên đạo?
Ai vui vui hành đạo nhẹ duyên đời?
Đời đạo đôi đường sao hoàn hảo?
Đạo đời khinh trọng lửa đầy vơi…

Ai quên, ai nhớ câu tình nghĩa?
Hẹn biển thề non mấy ai tròn?
Ai vượt song mê về thắng địa
Niềm tin giải thoát nguyện sắt son

Bình xưa sang quí trưng hoa đẹp,
Ân trong nâng niu mãi ngàn thu…
Lỡ say…
             Hơn giận…
                            Quăng đập nát!
Tỉnh ra, hàn chẳng được như xưa!...

Ai là đệ tử?
                Ai con hiếu?
Phật dạy mà sao chẳng nghe lời ?
Thậm thâm Phật pháp bao huyền diệu,
Chẳng tu giải thoát uổng bao đời !

Chính pháp truyền trao sao khó học ?
Tà ma phỉnh dụ dễ tin ưa ?
Miệng lưỡi ngọt ngào lòng hiểm độc,
Tiểu – Thặng chẳng kham, thét Đại Thừa

Bác Phật, chê tổ môm khoác lác
Nói lắm làm sao ít thấy làm !
Chúng sinh xứ sở phân Nam Bắc
Phật tính nào đâu có Bắc Nam.

Kiếp xưa Bi nguyện TU – NGHỊCH – HẠNH
Nay chịu hàm oan trái ngược  nhiều?
Gánh bao trọng nghiệp không đầy gánh,
Ác nhân cản phá vẫn thương yêu

Ai giải trần gian muôn ác nghiệp,
Sao hết bất công, được công bằng?
Nợ duyên phiền oán vô lượng kiếp,
Vung gươm Trí tuệ chặt đứt phăng!

Phước Điền Tam Bảo: gieo công đức,
Dày công đắc quả bậc thượng Nhân
Thường khéo cúng dường đầy tâm lực,
Phước đức trùng lai biết bao lần!

Hộ Trì Tam Bảo luôn bền vững,
Thương ai tần tảo chợ lợi danh.
Sắt yếu chịu rèn nên thép cứng,
Phàm phu quyết luyện Phật- Thánh Thành

Tâm- Quyết –Định : kiên cố hơn sắt đá,
Đại – Quyết Tâm: thành tựu vững chắc nhanh.
Quyết là được!
                   Quyết làm nên tất cả!
Đồng Quyết tâm việc khó mấy cũng thành!

Vương quyền bá vị buông không tiếc,
Ai tính lợi danh mãi vọng cầu!
Chẳng thấy có chi sao sợ mất?
Tứ đại giai không có gì đâu

Huyễn than tứ đại… về tư đại…
Ai bảo than này thật của mình?
“ Hà xứ nhà trần ai” chi ngại ?
« Bổn lai vô nhất vật » nhẹ tênh

Thế gian sao tránh đường tham ác ?
Loanh quanh tài sắc lợi với danh
Luẩn quẩn buộc ràng tiền với bạc
Trừ xong tam độc mới an lành!

Tiểu nhân ham lợi tranh quyền vị
Trượng phu : danh lợi thấy chán khinh.
Sao tầm tthỉnh bậc chân hiền trí?
Y giáo phụng hành trọng nghĩa tình

Trẻ già tin Phật đều tu được
Cống cao ngã mạn « chấp » khó tu
Ai vui làm phước ?
                             Ai đổ phước ?
Ít người đại trí, lắm kẻ ngu !

Hưởng phước nhẹ nhàng nhiều kẻ muốn,
Gặp khó lắm người sớm xa bay,
Cứu sói ngưu xà hay ong bướm ?
Lòng người sấp ngửa trở bàn tay1

Ai kéo thời gian quay ngược lại ?
Ai lôi lịch sử trở thụt lùi ?
Ai muốn cuộc đời vui trẻ mãi,
Mà sao ngày tháng chẳng ngừng trôi ?

Thời khắc qua mau đời tụt lại
Muốn tu giải thoát ,,, két kêu hoài
Tu thật tu chơi lăng xăng mãi
Cô phụ mình lại phụ công ai ?

Bao năm ngơ ngẩn trôi uống mất,
Nay càng tinh tấn gắng tu bù
Thế gian nếu biết người tu Phật
Hành giả độc hành vẫn tiến tu !

« Con nợ » quỵt nợ kên chủ nợ
Tự đến tự dị được mất chi !
«  Cội cây hốc đá xưa Phật ở »
Chùa ấm o vắng bóng tăng ni

ân tình nhân nghĩa chi lạ quá
ai đạp lên ai thế nhịp cầu ?
Nơi nào lưu dấu chân hành giả ?
Xứ khổ tin Phật pháp nhiệm màu !

Nóng lạnh , đói no tùy kẻ biết
Hư nên mê ngộ tự người hay ?
Ai muốn tìm ai ? ai giã biệt
Ước Nguyện chi trên nhịp cầu này ! <45>

Hạt xấu, hạt non, sâu, lép, mọt,
Không thể thành cây quả tốt lành !
Đây bến đò chiều về chuyến chót,
Sắp tối trời giông gấp đi nhanh !

Ai ưa trọn vẹn, vui hoàn mãn ?
Ai thích dở dang, muốn nửa chừng ?
Ai tu giải thoát, ai ngăn cản ?
Quyến thuộc ác tham quá người dâng !

Chim trước hướng về bay thắng đích,
Chim sau theo dấu lướt bay nhanh.
Kẻ trước ngược ngang, nhiều trái nghịch,
người sau khéo xét mới viên thành.

Nhìn xe kia đổ xe này tránh,
Người khác lạc lầm chớ bước theo.
Đồng tâm hiệp lực muôn sức mạnh,
Hỉ xả bao dung cảm hóa nhiều.

Đinh, lim, sến, táu… dung kiến trúc,
Mộc mạc cứng chắc đẹp tự nhiên. <47>
Cây tạp mối mọt mau hư mục,
Dẫu sơn hào nhoáng cũng không bền.

Tâm Thông muôn sự đều thông suốt,
Ý ngại điều chi cũng trở ngăn.
Lợi danh, tài , sắc … ai trói buộc
Sáu nẻo luân hồi mãi trôi lăn!...

Ai rẽ nghé tan đàn không lưu luyến?
Ai tương phùng không xao xuyến con tim?
Ai khỉnh rẻ đường tu, ai thân tín?
Chim bay rồi! ai theo dấu tìm chim?!

Giáo lý Phật Đà rao giảng mãi,
Ai dạy người tu, lại chẳng tu?
Đêm ngày mải tính suy lỗ lãi,
« Đếm bạc nhà băng » được mấy xu ?

Châu ngọc đổi đồng, nhôm, gạch đá ?
Xót ai rẻ Phật, trong lợi danh ! <48>
Tu – Hành không tin sâu Nhân –Quả,
Thế tôn - Ứng cúng, Phật... sao thành ! <49>
Chẳng chấp chùa chiền không đệ tử,
Không phải Thiền sư chẳng Pháp sư !
Nói lắm không làm càng vong ngữ
Ai làm hành giả Nói- Làm ư ?!

Trụ trì : lãnh thọ, truyền Tam-Tạng,
Đời đời ân « TRỤ PHÁP VƯƠNG GIA »
Kiếp kiếp nguyện «  TRÌ NHƯ LAI MẠNG »,
Con hiếu trung kiên của Phật – Đà.

Hữu danh vô thực nhiều kẻ thich ?
Hữu thực vô danh ít kẻ ưa ?
Giả danh giả nghĩa bi hài kịch,
Thâm sơn bặt tích kẻ ẩn tu !

Ham lợi , đua danh, tranh nhân nghã,
Đường tu giải thoát uống biết bao !
Ai ngường đồng hạnh ?Ai hành giả?
Dò dấu nhạn bay biết lối nào !

Ai Hướng Đạo ? Ai cầu Tu Giải Thoát ?
Ai dở dang ?Ai rốt ráo thọ trì ?
Tan mây ám, trăng sáng ngần bát ngát,
Thế gian này ai chào tiếng « biệt ly » ?! <50>

Hư không khoảng khóat muôn đường hướng,
Ai cản cánh chimchậm lướt về
Ai hàng trưởng dưỡng tâm vô thượng
Tự độ, Độ tha thoát dòng mê ?

Nhìn cách sống biết ngườihiền kẻ dữ,
Bậc trượng phu nguy khó chẳng nhạt phai.
Xét vàng thật cần qua ba phép thử :
Vàng nguyên y sợ chi đốt, đập, mài !

Chim không ham mồi không sa lưới,
Cá không tham thực chẳng mắc câu.
Chẳng ham tài sắc, không danh lợi,
An lạc cần chi đợi bạc đầu!

Pháp Bảo vô giá không người nhận?
Nhành lau lướt song, <51>
                                  quẩy hài đi! <52>
Đâu cần Phật Pháp, Tu Tinh Tấn,
Vượt biển trèo non chẳng ngại gì! <53>V

Thiện hưu tri thức đâu dễ kiếm? <54>
Làm sao tầm thỉnh Bậc MINH – SƯ?
ATÍSHA , Đường –tăng băng muôn hiểm
Xả than thành đạo ĐẠI BI TỪ! <55>

Ơn người khai ngộ tâm vô thượng,
Độ qui y, thế phát, y phương,
Trời cao biển rộng ... ân vô lượng,
Bổn Sư Hòa Thương Thích Trí Hưng

Ơn lúc khổ nguy người bao bọc
Hòa thượng Trí Quang đứng đỡ đầu. <57>
Ấn Quang : Phật – Lý nương Tu học,
Ân sư Minh Phát Nghĩa Tình sâu. <58>

Ai hỏi đương tu bao Tăng lạp ?
Tuổi thọ trần gian mấy mươi niên ?
Quán Âm Hương Tích trao Quyền Pháp, <60>
Sư tổ Trúc Lâm Ấn Tâm Thiền. <61>

Quốc sư Vạn Hạnh, ôi tuyệt diệu !
Kinh bang tế thế rạng sử chương. <62>
Vô Nhất Đại Sư truyền Pháp yếu. <63>
Thọ ký đường tu đến Tây Phương. <64>

Pháp sư Viên Đức đà tiên liệu,
Quá Thập tam niên Khó suy lường,
Pháp bảo kim cương vang khúc điệu, <65>
THIỀN – MẬT – LUẬT – TỊNH hội chung đường. <64>

Học thẳng Diệu Bổn tâm CHƯ PHẬT,
Hành ngay công hạnh Thế Tôn hành. <67>
Học chẳng thực hành không ích thật,
Học hành hỗ trợ vững tiến nhanh!

Học Hạnh Phổ hiền mười Đại Nguyện, <68>
Đại Từ Đại Bi Quán Thế Âm, <69>
Uyển chuyển tùy thời khi quyền biến,
Không đến , không đi, khỏi kiếm tầm!

Điều hay khó học càng gắng học,
Thói hư, tật xấu quyết bỏ liền! <70>
Ngũ dục báo hai hơn thuốc độc,
Không tránh khỏi vòng khó thăng lên!

Ai thực học thực tu tiêu nghiệp khổ,
Tỏ ngộ dần và chứng đắc từng phần,
Ai cao vong cầu:” Hốt Nhiện Đại Ngộ”?
Ai than phàm đại nạn sánh Phật Thần?

“LÝ” Không “SỰ” dẫn không minh hiển,
“SỰ” Không “LÝ” giải chẳng tinh thông.
LÝ – SƯ – VIÊN – DUNG TRỌN HẠNH NGUYỆN,
TỪ - BI – HỶ - XẢ - TRÍ – DŨNG – ĐỒNG.

TAM – Y <71>, NHẤT BÁT <72>VUI HÀNH CƯỚC
HIỆP SỸ DU TĂNG Mến giang hồ<74>
“ Ứng vô sở trụ” Chi ràng buộc? <75>
“ Thi sỹ nửa mùa”… hứng,,, làm thơ! <76>

   


Phật lịch 2544-2000


ĐÔI ĐIỀU TÂM NGUYỆN


Tôi là TU-SĨ PHẬT-GIÁO SA-MÔN TỲ-KHEO BỒ-TÁT GIỚI
THÍCH QUẢNG ĐỊNH. (Thế danh: Nguyễn Thế Định)
Ngày tháng năm sinh: 02-04-1949
Sinh quán: Thôn Thọ-Môn, Xã Đình Bảng
                   Huyện Từ Sơn, Tỉnh Bắc Ninh.
Trú quán: Thôn 3, xã Liên đầm,
                   Huyện Di linh, tỉnh Lâm Đồng.



ĐÌNH LÀNG ĐÌNH BẢNG ĐƯỢC XÂY TỪ ĐỜI LÝ
          Xuất thân trong một gia đình cách mạng cha tiền bối cách mạng và hai người anh là Đảng viên Đàng cộng sản Việt Nam. Anh trai thứ hai là bộ đội pháo binh hy sinh tại Quảng Bình.
Đầu xuân Mâu thân(năm 1968) khi nghe LỆNH TỔNG-ĐỘNG-VIÊN của HỒ-CHỦ-TỊCH, cả nước với khí thế sục sôi lên đường đánh giặc giải phóng Miền Nam.
Tôi đã 3 lần trích máu viết đơn tình nguyện xin nhập ngũ.Mặc dù lúc đó đi khám tuyển nghĩa vụ quân sự còn bị thiếu thước tấc, thiếu cân lạng ( chiều cao chỉ được 1m53 cân được 42kg).
Sau 10 năm tham gia quân đội, đầu xuân 1978 được giải quyết ra quân. Khi về quê tôi đã trình báo các giấy tờ với tỉnh đội Hà Bắc và đã có đăng ký hộ khẩu tại địa phương nhà.
Trong thời gian chiến đáu ở chiến trường B­2 và K tôi bị trúng một viên đạn vào đầu phía bên phải làm chấn thương sọ não và bị sức ép bom B52 ba lần làm sức khỏe bị hao tổn rất nhiều…
ĐỀN LÝ BÁT ĐẾ TẠI QUÊ ĐÌNH BẢNG
Tôi đã được chữa trị nhiều ở các bệnh viện lớn và các đơn vị an dưỡng của quân đội trong thời gian dài mà bệnh trạng cũng không tiêu giảm vẫn bị đau nhức toàn than và nhức đầu… tức ngực, khó thở…
1- Tôi tự nghĩ: “ chẳng ai hiểu mình bằng mình, chẳng ai thương mình bằng mình! giờ đây chỉ có đi học thuốc để tự cứu chữa cho mình mà thôi”
 “ Đời ta ai hiểu bằng ta,
   Thân minh ai lại xót xa hơn mình !? »
   Tôi đem việc này ra bàn với người bạn thân là Bùi Quang Đức cùng đơn vị, ra quân trước tôi đã lập gia đình tại xã Phước-Thái huện Long Thành Tỉnh Đồng Nai.
          Bùi Quang Đức rất mừng, đưa tôi tới giới thiệu với Thượng Tọa Thích-Tâm-Hòa trụ trì chùa Pháp Vân, thuộc xã Phước Thái, xin Thượng Tọa châm cứu chữa bệnh cho tôi. Sau mỗi lần được châm cứu chữa trị, các chứng đau nhức toàn thân, nhức đầu tức ngực, khó thở giảm nhẹ nhiều. Tôi nhận thấy khoa châm cứu rất hay : Việc chữa bệnh kết quả nhanh chóng, lại đỡ tốn tiền bạc. Tôi xin học châm cứu với Thượng Tọa Thích-Tâm-Hòa gần một năm với các khoa : châm cứu , điểm huyệt, khí công, Bầu-Giác, cạo gió, chích, lễ…

2- Muốn cho việc chữa bệnh được đảm bảo chắc chắn và nhanh chóng cần phải kết hợp nhiều môn của khoa Đông y. Tôi lại tới học với Đại lão Hòa Thượng Danh y Thích Thượng Trí Hạ Hưng. Trụ Trì Tổ Đình Linh Sơn Phước-Lâm-Tự Núi Điện Bàn Thị Xã Tây Ninh. Tôi được cấp giấy đông y sỹ với các môn kết hợp : Chẩn mạch, Thuốc bắc, Thuốc Nam châm cứu.

3- Sau đó tôi lại được giới thiệu về làm Nghiên cứu Sinh theo chưng trình Đại học của Viện Y DƯỢC HỌC DÂN TỘC Thành Phố Hồ Chí Minh tại 273 đường Nam Kỳ khởi nghĩa Quận 3 Thành Phố Hồ Chí Minh.

4- Trong thời gian cư trú ở chùa Ấn Quang đường Sư Vạn Hạnh, Quận 10 Thành Phố Hồ Chí Minh, tôi xin học lớp PHẬT HỌC co bản tại chùa Giác Ngộ đường Nguyễn Chí Thanh, Quận 10 vừa là nghiên cứu sinh của Viện Đại Học Đông Y Thành Phố Hồ Chí Minh.

5- Tôi tìm tới dược sư Tịnh Xá số 157/4 đường 3/2 Quận 3 Thành Phố Hồ Chí Minh xin theo học và trực tiếp thực hành với Đại Danh Y Châm-Cứu-Sư THượng Tọa Thích Tâm Ấn ( đã từng theo học khoa châm cứu với các danh sư Nhật Bản trong 3 năm 1951-1958) môn TÝNGỌ LƯU CHÚ là tuyệt đỉnh của khoa châm cứu. Chẩn mạch để biết bệnh trạng ngũ tạng lục phủ, biết đúng ngày giờ đó chỉ cần châm cứu một huyệt chính trong các huyệt ngũ hành là có thể làm cho tình trạng sức khỏe người bệnh được phục hồi nhanh chóng.

6- Tôi lại tới xin học với CHÂM CỨU SƯ KHƯƠNG DUY ĐẠM, ở gần cầu Rnol, đường Hậu Giang Quận 6 Thành Phố Hồ Chí Minh về môn LINH QUI-BÁT-PHÁP ( tám phương pháp chữa bệnh đặc biệt linh nghiệm của khoa châm cứu )

7- Tiếp đó tôi lại tìm tới xin theo học với CHÂM-CỨU-SƯ THƯỢNG-TRÚC, kết hợp các môn : chẩn mạch, thuốc bắc, thuốc nam, châm cứu , điểm huyệt, Bầu-Giác, cạo gió, chích, lễ…
Là tác giả của những bộ sách nổi tiếng :
          1-CHÂM CỨU TOÀN KHOA
          2- CHÂM CỨU HỌC THỰC HÀNH
          3- Y-ÁN CHÂM CỨU THỰC-NGHIỆM
          4- CẨM NANG CHÂM CỨU
          5- TRẬT ĐẢ CỐT KHOA

8- Sau này tôi lại có nhân duyên tìm về chùa Long Thạnh tại thị trấn thủ thừa, tỉnh Long An theo học kết hợp các môn Đông Y và Tây Y với Bác sĩ Đông Y Danh Sư Thích Trí Thành, để làm cơ sở kiến thức nghiên cứu tinh thông những bộ sách quí của bậc danh y :
« TUỆ TĨNH TOÀN THƯ », SƯ TUỆ TĨNH
TỰ ĐỘ, ĐỘ THA…THẬT CÔNG TRÌNH
ĐỌC HẢI THƯỢNG Y TÔN TÂM LĨNH
« DƯỢC TÍNH CHỈ NAM » NGUYỄN VĂN MINH

THƯỢNG TỌA TÂM ẤN « CHÂM CỨU HỌC »
« CHÂM TÊ » BÁC SỸ NGUYỄN TÀI THU
« CẨM NANG CHÂM CỨU » DANH THƯỢNG TRÚC
GẮNG HỌC SIÊNG HÀNH CHẲNG CHỊU NGU !

« ĐỖ TẤT LỢI » hàng Giáo Sư Tiến Sĩ
« Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam
Ai vận dụng nhiều diệu phương huyền bí,
Hiểu rành thông lý thuyết giỏi tay làm ?

Ai khinh ta dốt ?
                                                    Chê sao được !
Quí « công ba lượng của ba đồng »
TÀU chuộng HOA ĐÀ mê BIỂN THƯỚC
Ta ơn TUỆ TĨNH trọng LÃN ÔNG »
                   *
               *          *
Xuất gia :





1-Từ cuối năm 1970, tôi phát tâm TU-HÀNH, xin thọ pháp xuất gia và học Y-Phương minh, đồng thời xin thọ trì pháp môn TỊNH ĐỘ với ĐẠI –LÃO HÒA-THƯỢNG Danh Sư THÍCH THƯỢNG TRÍ HẠ HƯNG, Ngài TRỤ TRÌ LINH-SƠN PHƯỚC-LÂM-TỰ TỔ ĐÌNH NÚI ĐIỆN-BÀ Thị xã TÂY NINH.
2- Sau đó tôi xin về Ấn Quang Tự đường Sư Vạn Hạnh, Quận 10 Thành Phố Hồ Chí Minh cầu xin HÒA THƯỢNG THÍCH THƯỢNG TRÍ HẠ QUANG đỡ đầu nương theo tu học, được Hòa Thượng gửi qua THƯỢNG TỌA THÍCH THƯỢNG MINH HẠ PHÁT cầu Y-CHỈ-SƯ, xin thọ trì pháp môn TỊNH-ĐỘ đồng thời học lớp PHẬT HỌC CƠ BẢN tại chùa GIÁC NGỘ đường Nguyễn Chí Thanh, Quận 10 Thành Phố Hồ Chí Minh
3- Tôi được dự kỳ thi thọ Sa-Di Thập giới năm 1979 tại GIỚI ĐÀN ẤN QUANG TỰ.
4-Tháng 4/1980 tôi được dự kỳ thi 3 môn KINH-LUẬT-LUẬN, thọ 250 GIỚI TỲ KHEO đồng thời xin thọ 58 GIỚI BỒ TÁT tại GIỚI ĐÀN LONG-HOA-TỰ ( xã Long Điền,huyện Đất đỏ, tỉnh Bà Rịa) của hội đồng giám khảo ; gồm Tam Sư Thất Chứng do ĐẠI LÃO HÒA THƯỢNG
Danh tăng THÍCH THƯỢNG NHƯ HẠ MẬU làm HÒA THƯỢNG ĐÀN ĐẦU truyền giới.

5- Tiếp liền đó trong năm 1980 tôi tìm về CHÂN ĐỨC THIỀN VIỆN ở Gia Định đô thành Sài Gòn, xin thọ trì THIỀN PHÁP với ĐẠI LÃO HÒA THƯỢNG THIỀN SƯ THÍCH THƯỢNG TỪ HẠ QUANG (thọ 108 tuổi)
Sau này hành trì kết hợp với môn THIỀN VĂN-TỰ-DỤNG TAM-MA- ĐỊA của ĐỨC ĐẠI BI QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT để quán xét, được khai minh phát trí thấy ra được nhiều điều thậm thâm vi diệu.

6- Vào cuối năm 1980 tôi được Thượng Tọa Thích Phước Huệ trụ trì chùa Viên Thông đường Hoàng Đạo nối dài quận 3 thành phố Hồ Chí Minh truyền trao cho một số pháp chú MẬT TÔNG bằng PHẠN ÂM tại chùa Viên Thông.

7- Tiếp liền theo đó ( cuối năm 1980) tôi có duyên được về HƯƠNG NGHIỆM TỊNH VIỆN tại thôn Phú An xã Phú Hội, huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng, xin lĩnh thọ kết hợp các môn :
THIỀN-TÔNG, LUẬT TÔNG,MẬT TÔNG, TINH ĐỘ TÔNG với VÔ NHẤT ĐẠI SƯ THÍCH THƯỢNG THIỀN HẠ TÂM.  Hòa thượng Thiền Tâm nguyên trước đây là GIÁO SƯ PHẬT HỌC VIỆN DƯỢC SƯ, Giáo sư trường cao đẳng PHẬT HỌC HUỆ NGHIÊM, Giaos Sư Trường Đại Học PHẬT GIÁO VẠN HẠNH Thành Phố Hồ Chí Minh ( về khai sơn lập địa và ẩn tu tại HƯƠNG NGHIÊM TỊNH VIỆN,  khu Đại Ninh, thuộc thôn Phú An, xã Phú Hội, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng). Ngài là dịch giả của những bộ kinh pháp MẬT TÔNG.
1-    KINH ĐẠI BI TÂM ĐÀ RA NI
2-    KINH PHẬT ĐẢNH TÔN THẮNG ĐÀ RA NI
 Ngài là dịch giả của những bộ kinh pháp :
1-    KINH ĐẠI THÔNG PHƯƠNG QUẢNG SÁM HỐI DIỆT TỘI TRANG NGHIÊM THÀNH PHẬT.
2-    MẤY ĐIỆU SEN THANH
3-    HƯƠNG QUÊ CỰC LẠC
4-    KINH NHÂN QUẢ BA ĐỜI
5-    TỊNH ĐỘ THẬP NGHỊ LUẬN
Soạn thuật đúc kết Tam Tạng kinh điển trong bộ sách :
-         PHẬT HỌC TINH YẾU (gồm 3 tập)
-         NIỆM PHẬT THẬP YẾU : là bộ sách tổng hợp hoằng truyền về pháp môn TINH ĐỘ, nhiều Phật tử TÍN ĐỒ TỊNH ĐỘ TÔNG trên thế giới đang say sưa, ưa thích, hâm mộ… có nhiều người được vãng sanh về thế giới TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC của ĐỨC PHẬT A-DI-ĐÀ nhờ nghiên cứu TU TẬP thực hành theo bộ kinh pháp :
                                       NIỆM PHẬT THẬP YẾU
Do VÔ NHẤT ĐẠI SƯ THÍCH THƯỢNG THIỀN HẠ TÂM trước tác.
Tôi được VÔ NHẤT ĐẠI SƯ truyền trao cho những ĐÀN PHÁP MẬT TÔNG TÂY TẠNG bằng PHẠN ÂM  của dòng KIM CƯƠNG MẬT THỪA :
-         TÂY-PHƯƠNG NHẬT-KHÓA
-         ĐẠI-BI TẤT-ĐỊA ĐÀN-PHÁP
-         CHUẨN-ĐỀ TẤT-ĐỊA ĐÀN-PHÁP
-         ĐẠI-BI CHUẨN-ĐỀ HỢP-THỨC ĐÀN-PHÁP
Những ĐÀN-PHÁP do VÔ NHẤT ĐẠI SƯ THÍCH THƯỢNG THIỀN HẠ TÂM truyền cho tôi- tương tự như những PHÁP của các THIỀN SƯ kiêm PHÁP SƯ MẬT TÔNG Triều Lý : Từ Đạo Hạnh và Khổng Minh Không, đã đi cầu PHÁP CHÚ ĐẠI BI bằng tiếng PHẠN với các A-XÀ-LÊ PHÁP SƯ MẬT TÔNG ẤN ĐỘ, từ thế kỷ 11.

8- Quốc Sư Vạn Hạnh Triều Lý là Bậc :
                             « Thượng thông thiên văn, hạ triệt địa lý »
Như lời vua Lý Nhân Tông đã từng tán thán :
                  « VẠN HẠNH dung tam tê
Chân phù cổ cấm ky(cơ)
Hương quan danh Cổ Pháp
                   Trụ tích chốn vương kỳ. »
Dịch :
                 « VẠN HẠNH thông ba cõi
Lời sư nghiệm sấm thi
                   Từ làng quê Cổ Pháp
                   Chống gậy chốn kinh kỳ.”
…Noi theo tấm gương của Quốc sư VẠN HẠNH muốn được tinh thông của KHOA HỌC HUYỀN BÍ, tôi đã tìm tới ĐẠI-TÚC-NHO SỬ-GIA HOC-GIẢ uyên bác ( người đã dạy cho cả ngàn học trò thành danh ) là DƯƠNG –TUYỀT DÃ-PHU PHAN-VỌNG-HÚC    ( tác giả bộ sử ký         «  DANH NHÂN MIỀN BẠCH ĐẰNG GIANG » ở tại khu Cống- xếp sau ga xe lửa Hòa Hưng, quận 3 Thành Phố Hồ Chí Minh ) để xin học về các khoa : thiên văn, địa lý, kinh dịch v.v.. của môn HUYỀN-CƠ-HỌC.

(9)- Tôi được biết THIỀN SƯ THÍCH NGUYÊN KHÁNH cư trú tại 43 phố Trần Nhật Duật, quận 2, Thành Phố Hồ Chí Minh, đã từng đi Ấn Độ thọ pháp với các LẠT MA TÂY TẠNG từ trước ngày giải phóng miền Nam (1975)… xin cầu học môn Dịch Cân Kinh của ĐẠT MA THIỀN SƯ cũng là tổ sư của môn phái võ công THIẾU LÂM TỰ danh tiếng. Đồng thời cũng xin học môn YOGA tối thượng ; tự chữa mọi bệnh tật, thân thể luôn luôn tráng kiện dẻo dai, gồm 10 thế kết hợp liên hoàn với nhau như bài thái cực quyền của ĐẠI VÕ SƯ TRƯƠNG TAM PHONG nổi tiếng Trung Hoa thời kỳ sau này.

10- Từ những năm 1980 tôi đã nghiên cứu môn dưỡng sinh GẠO LỨT MUỐI MÈ (cơm gạo xay không giã trắng với muối vừng) của Bác học THIỀN SƯ Oh-Sa-Wa ở Nhật Bản. Lấy việc ăn cơm gạo lứt muối mè làm căn bản, kết hợp việc dùng các thức ăn bằng thực vật (ăn thuần chay) được chế biến đúng luật âm dương : vừa là những linh dược chữa bệnh đạt kết quả tốt, vừa là những thực phẩm ngon lành. bổ dưỡng ăn điều chỉnh cân bằng âm dương trong cơ thể. Chữa trị nhiều căn bệnh hiểm nghèo…
          « Kỳ diệu thay cơm gạo lứt muối mè!
   Thơm, ngọt, béo, đậm đà, phương số 7
   Bao cố bệnh đều tiêu trừ hết thảy
   Nơi thân tâm an lạc thật khôn lường »
11 – Những năm 1984 – 1988 khi ĐẠI LÃO HÒA THƯỢNG PHÁP CHỦ THIỀN SƯ KIÊM LUẬT SƯ THÍCH THƯỢNG ĐỨC HẠ NHUẬN lưu trụ ở chùa Quảng Bá quận Tây Hồ Thành phố Hà Nội, tôi thường xuyên về dâng cúng các linh dược lên HÒA THƯỢNG PHÁP CHỦ đồng thời xin HÒA THƯỢNG giảng giải thêm cho những phần cần thiết trong bộ LUẬT PHẠM-VÕNG BỒ-TÁT-GIỚI được thông suốt làm cho việc VẬN DỤNG các pháp của người XUẤT GIA TU HÀNH ĐẠI-THỪA BỒ-TÁT-HẠNH cứu khổ ban vui cho chúng sinh không bị chướng ngại, thường được thành tựu viên mãn.


Thành tựu:




12 – Ngày 19 tháng 2 năm Bính dần (1986) là ngày lễ vía ĐỨC ĐẠI BI QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT,  HÒA THƯỢNG THÍCH THƯỢNG THANH HẠ VĨNH là Trưởng Ban Đại diện Phật Giáo Tỉnh Quảng Nính, kiêm trụ trì khu danh lam cổ tự núi Yên Tử ; được Hộ Pháp báo cho biết trước 3 ngày đã về chùa Hoa Yên ở lưng chừng núi Yên Tử, chờ tôi lại đó để thỉnh tôi trừ dẹp AN-KỲ-SINH (là quan Đại Thần triều đình nhà Đường bên Tàu giỏi về thiên văn địa lý, chuyên tu 12 năm rưỡi tại đây đắc Địa Tiên) đã trấn yểm khu LINH ĐỊA AN TỬ SƠN này.
          «  Triệt Địa-Linh để chẳng sinh Nhân-Kiệt,
              Chiếm Địa-Linh mong thắng trận Tâm-Linh. »
Vùng núi Yên Tử LINH-ĐỊA này là mạnh đất lớn nhất trên đất Việt có đủ Bách-Long cho nên AN KỲ SINH muốn trấn yểm phá hư mạch đất này, với thâm ý; muốn cho xứ sở Nam Việt muôn đời mãi mãi mai sau không có thể sản sinh ra các bậc thánh nhân cứu độ nhân thế.
HÒA THƯỢNG THÍCH THƯỢNG THANH HẠ VĨNH rất ân cần tha thiết nói lời thỉnh mời:
“Từ nhiều năm trước đây, tôi đã làm bản phúc trình lên Quốc hội xin cung thỉnh các bậc cao tăng trong cả nước tập trung về để giải quyết công việc này, đây là một việc lo lớn của tôi… chưa đủ cơ duyên thực hiện được…
          Nay HỘ PHÁP báo cho tôi biết trước 3 ngày về đây chờ thỉnh THƯỢNG TỌA hoan hỷ tận tâm tận lực dùng mọi phương tiện thiện xảo trừ dẹp AN-KỲ-SINH và chỉnh sửa khu ĐỊA-LINH này được phục hồi trở lại, cho xứ sở này được hưởng trọn niềm ân đức của TAM BẢO…công đức của THƯỢNG TỌA thật là vô lượng!...”
- “NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT! KẺ BẦN TĂNG này xin cố gắng hết khả năng mình…”
Sự cụ Đàm Chính trụ trì chùa Khánh Vân Tự (chùa Tiêu) là Chánh đại diện Phật Giáo huyện Từ Sơn Bắc Ninh, có sư thầy Đàm Niệm là đệ tử tháp tùng cùng nhiều Phật tử hữu duyên xin đi theo trong kỳ lễ vía ĐỨC QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT lần đó đều liễu tri…
          Để thành tựu Phật sự này tôi phải HÀNH TRÌ VẬN DỤNG PHÁP TAM-MẬT TƯƠNG-ƯNG trong các ĐÀN PHÁP MẬT TÔNG của PHẬT GIÁO kết hợp một cách hài hòa với nhiều khoa môn HUYỀN CƠ HỌC…
Khi hóa giải xong công việc của khu ĐỊA LINH AN-TỬ-SƠN là mạch đất chính (bách long) HÒA THƯỢNG THÍCH THƯỢNG THANH HẠ VĨNH lại thỉnh tôi sửa tiếp mạch đất quan trọng thứ hai trên đất Việt đã bị người Tàu trấn yểm làm hư tổn nặng là khu danh lam CỔ TỰ CHÙA HƯƠNG TÍCH (có 98 thuận long với 1 nghịch tượng…. Được chuyển hóa thành khu linh địa CHÙA HƯƠNG TÍCH có đủ Bách Long)
Sau khi hai khu LINH-ĐIA chính được hóa giải và chỉnh sửa an ổn, các vấn đề tâm linh của xứ sở được cởi mở, phát khởi và chuyển biến nhiều điều tốt đẹp…
“Tả ao bảo ĐỊA-LINH SINH NHÂN-KIỆT
  Nơi âm dương sung mãn phát NHÂN TÀI
            TIÊN TÍCH ĐỨC, HẬU TẦM LONG… khéo biết,
  Trăm ngàn lần đều ứng nghiệm không sai”

Trên núi Cánh Diều cùng với khu Hàm Rồng ở Thanh Hóa và còn rải rác nhiều nơi khác bị người tàu yểm phá …chưa được hóa giải!...
- Năm 1990 tôi được HÒA THƯỢNG THÍCH THƯỢNG ĐỒNG HẠ-HUY là Chánh Đại diện Phật Giáo tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, cùng THƯỢNG TỌA THÍCH MINH ĐẠT là trụ trì chùa ĐẠI TÙNG LÂM, mời tôi về chữa bệnh cho chư TĂNG NI khu ĐẠI TÙNG LÂM thuộc thị trấn Phú Mỹ, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Sau khi hoàn thành trách nhiệm chữa bệnh cho chư TĂNG-NI và thành lập một TUỆ TĨNH đường để chăm sóc sức khỏe cho 700 chư TĂNG-NI cùng chư Phật tử ở đây, tôi lên núi Thị Vải lập TỊNH THẤT chuyên TU. Có một Đại đệ tử của PHÁP SƯ MẬT TÔNG THÍCH VIÊN ĐỨC, nguyên là cựu giáo sư Trường Đại học Văn khoa Đô thành Sài Gòn là ƯU BÀ TẮC BỒ TÁT GIỚI Dương Ngọc Tạo, Pháp danh Chúc Thành đã tìm về TỊNH THẤT LINH-PHONG-ĐỘNG trên núi THỊ VẢI trao lại cho tôi chiếc chày KIM CƯƠNG cùng những PHÁP BẢO MẬT TÔNG tối thượng tượng trưng cho sự quy hướng TỔNG TRÌ của SA MÔN THƯỢNG THỦ dòng ĐÔNG-MẬT VIỆT NAM là A-XÀ-LÊ PHÁP SƯ MẬT TÔNG HÒA THƯỢNG THÍCH THƯỢNG ĐỒNG HẠ-VIÊN hiệu VIÊN ĐỨC tự THÔNG-LỢI. Với bốn bộ kinh PHÁP MẬT TÔNG nổi tiếng:
I- HIỂN MẬT VIÊN THÔNG THÀNH PHẬT TÂM YẾU
II- KINH ĐẠI THỪA TRANG NGHIÊM BẢO VƯƠNG
III-KINH CHUẨN ĐỀ ĐÀ-RA-NI HỘI THÍCH
IV-KINH MẠT PHÁP NHẤT TỰ ĐÀ-RA-NI
- Năm 1995 các đệ tử vân tập về tịnh thất Non Thị Vải xin được trùng tu Tịnh Thất thành chùa Quảng Phương là ngôi chùa Mật Tông đầu tiên trên đất nước Việt Nam theo mô hình MẬT TÔNG TÂY TẠNG (phần tài vật chi phí chừng 1,5 tỷ đồng trong thời gian 18 tháng)
          Đầu năm 1997, muốn thực hiện lời di huấn của VÔ NHẤT ĐẠI SƯ dạy tôi trước đây
          “Miền đất cao nguyên, duyên hợp nhất,             
  Công phu thành tựu tại sơn lâm”
Tháng 7 năm 1997, tôi đem tất cả giấy tờ văn bản của chùa QUẢNG PHƯƠNG cùng khu đất 6 ha đã trồng cây gây rừng, giao cúng cho GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM, trực tiếp là bàn giao cho BAN TRỊ SỰ PHÂT GIÁO TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU, để về lại khu ĐẠI NINH, huyện ĐỨC TRỌNG, tỉnh LÂM ĐỒNG chuyên TU
          Tháng 9 năm 1997 Thượng Tọa Thích Pháp Chiếu biết tôi có tâm nguyện NHẬP THẤT CHUYÊN TU trên núi, nên đã giới thiệu tôi tới gặp
HÒA THƯỢNG THÍCH THƯỢNG TỪ HẠ HUỆ là trụ trì chùa TRÀ CANG ở trên núi Trà Bang thuộc thoonNho-Nam, Xã Phước Nam, huyện Ninh phước, tỉnh Ninh Thuận
          Thời gian TU HÀNH ở đây HÒA THƯỢNG Trụ trì chùa TRÀ CANG đã giao cho tôi khi một động đá để TỊNH TU ở lưng chừng núi, đồng thời cứu chữa cho hai căn bệnh hiểm nghèo từ đảo Phú Quí cách đất liền 65 hải lý thuộc tỉnh Bình Thuận… đưa về chùa xin cứu chữa.
          Trường hợp 1: Chú Ba Tấn (anh ruột của chú Nhật lập Tu ở chùa Trà Cang) bị bệnh tai biến mạch máu não bị cấm khẩu tê bại liệt toàn than…đã đi chữa trị ở bệnh viện Chợ Rẫy 18 ngày hết 6 triệu đồng mà bệnh không thuyên giảm… đưa về chùa xin cứu chữa. Sau một tháng người bệnh đã nói được, chống gậy đi lại được, tay cầm bát tự xúc cơm ăn được.
          Trường hợp 2: Chú Hai Phìn bị bệnh thần kinh, lại them phần âm tà ám nhập thường gào thét kêu to đập phá, phải dung dây xích khóa vào gốc cây… xin cứu chữa. Sauk hi chữa nửa tháng người bệnh đã được an định trở lại.
          - Đầu năm 1998 có mộ số TĂNG-NI ở huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định thỉnh tôi tới chữa bệnh tai biến mạnh máu não, bại liệt cấm khẩu…
Chi hội Chữ Thập Đỏ và Hội Y-Học Cổ -Truyền huyện Phù Cát , tỉnh Bình Đình đều mời tôi làm hội viên.
          - Năm 1999 tôi tới xin tạm trú trên núi Sẹc Lung thuộc thôn 7, xã Liên Đầm, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng. Đến thánh 7 năm 2000 tôi xin giao cúng khu đất 1 ha này cho tỉnh hội Phật giáo tỉnh Lâm Dồng, trực tiếp là bàn giao cho huyện hội Phật Giáo huyện Di Linh. Cũng như năm 1989 trước đây đã giao cúng cho GIÁO HỘI PHẬT GIÁO tỉnh LÂM ĐỒNG, trực tiếp bàn giao cho Thượng Tọa Thích Pháp Chiếu; là phó ban trị sự  Phật Giáo tỉnh một tịnh thất cùng khu đất 4000 m2 trồng cà phê có trái thu hoạch mấy mùa…bên bờ song Đại Ninh thuộc thôn Thiện Chí, xã Ninh Gia, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng.
          Tâm nguyện của người XUẤT GIA TU HÀNH ĐẠI-THỪA BỒ-TÁT-HẠNH không phải lo việc Giải Thoát cho riêng mình (Tự-Độ), mà việc chính yếu là phải dung vô lượng phương tiện để CỨU-KHỔ BAN- VUI cho chúng sinh ( Độ-Tha)  làm thế nào có thể giải quyết được khó khổ … nguy nan từ trước đến nay?
        “Chữa bệnh cứu người không đơn giản:
Trị phần than bệnh giảm tiêu nhanh
Ai mang bệnh nghiệp?
Ai đại hạn?
Phương chi cứu phạm luật ngũ hành?
“Trúng tuổi kim lâu” đâu dễ chữa?
“Phạm cung tuyệt mạng” sửa làm sao?
Cớ chi sinh nữ, không nam tử?
“Vô sinh” “Tuyệt tự” chữa thế nào?”
Làm bất cứ việc gì muốn đạt kết quả tốt cần phải có NIỀM TIN VỮNG CHẮC:
          “ Ai chữa bệnh cứu giải trừ tận gốc
   Không dở dang, dói gạt chữa cầu may?
   Ai bệnh khó đòi khỏi liền một chốc?
   Ai nghiệp sâu muốn tiêu gấp đôi ngày?
  
   Bệnh khó tin sâu còn cứu được
   Nghi ngờ bất tín thật vô phương!
   Dù rước HOA ĐÀ cầu BIỂN THƯỚC,
   HẢI-THƯỢNG TIÊN ÔNG cũng bí đường!”
Vận dụng Diệu Pháp gì để có thể đật được:
          “ Sao ngủ ít thức nhiều không nhọc trí?
   Sao đọc hoài, viêt mãi chẳng lao tâm?
   Ăn một bữa vẫn rèn như dũng sĩ,
   Búa tạ quai, khai động đá ầm ầm!”
Muốn cứu khổ ban vui cho chúng sinh cần phải làm thế nào giải quyết được nhiều việc:
          “ Giải nghiệp nặng phải LẬP ĐÀN SÁM HỐI,
             Siêng TU-TRÌ TRỪ-CÁI-CHỨNG CHÂN-NGÔN
             MÙA BÁO HIẾU VU LAN tiêu giải tội
             MỜI TỐ NHƯ cùng cúng thí cô hồn,

             Gieo trồng làm sao, sâu khỏi phá,
             Chuột bọ, thú rừng cũng tránh đi!
             Linh dược hoa thơm cây trĩu quả…
             KHÉO THỰC HÀNH PHÁP CHÚ-ĐẠI-BI!

             KHỔNG MINH đại thắng miền XÍCH BÍCH
             Bởi biết lập đàn rước gió Đông,
             Quốc thái, dân an, tan ôn dịch,
             KHÉO LẬP-ĐÀN HÀNH-PHÁP MẬT-TÔNG

             Cứu nghèo khó: DỤNG PHÁP CẦU TÀI BẢO,
             Trừ ngu si: trì TĂNG-TUỆ CHÂN-NGÔN
             Tiêu nghiệp chướng hóa giải bao khổ não,
             Ai khéo dung trong ngàn vạn pháp môn?

             AI KHÉO “DỤNG NHÂN NHƯ DỤNG MỘC”?
             AI BIẾT “DỤNG Y NHƯ DỤNG BINH”?
             Dứt trừ nghiệp sát, tham, ác độc
             Thế giới đẹp vui cảnh thái bình!”
Muốn thật sự làm cho đất nước hưng thịnh, xứ sở phồn vinh, nhân dân AN-LẠC cần phải vận dụng, thực hành cùng với nhiều phương tiện thiện xảo:
          “ PHẬT PHÁP, DƯỠNG SINH, Y … NHÂN ĐIỂN,
             HUYỀN-CƠ CHÂM-CỨU dược… hay thay!
             BẢY MŨI GIÁP CÔNG dàn trân tuyến,
             Bệnh ma tật quỉ cũng tan bay!”

          Đi ngược dòng lịch sử của dân tộc Việt Nam xét về vấn đề Tâm-Linh xưa TRIỀU ĐẠI NHÀ LÝ chúng ta được biết:
          “ LÝ TRIỀU ma quỉ thường quấy rối,
             Phù thủy ĐẠI-ĐIÊN biến hóa thông!
             Phạt TỐNG, bình CHIÊM, trừ ma nội,
             Ơn TỪ ĐẠO HẠNH, KHỔNG MINH KHÔNG!”

          Trên non song đát việt mến yêu này thời kỳ nào cũng có những người có tầm nhìn xa trông rộng với tâm hồn tư tưởng khoáng đạt, luôn sẵn sàng xả than vì đại nghĩa của dân tộc như:
        “Lý Quốc Sư, Hưng Đạo Vương thương đoái,
          Nhìn non song ĐẠI VIỆT được them gì?
          Ai ân trọng?
                                  Ai cầu, ai lưu lại?
          Ai bất cần ?
                                  Ai đánh đuổi ai đi ?”

                                      *
                                 *           *
Với TÂM-ĐỨC HẠNH-NGUYỆN của người XUẤT GIA TU HÀNH, tôi luôn tự xét phận mình tài hèn đức mọn, còn phải cố gắng CẦU TU HỌC nhiều hơn nữa để có thể VẬN DỤNG kết hợp được nhiều PHƯƠNG PHÁP LINH DIỆU, đóng góp phần công sức nhỏ bé, làm cho quê hương xứ sở của mình mãi mãi được thái bình thịnh vượng:
        “Người viễn xứ học điều hay về xứ
          Kẻ tha hương, đem việc tốt hồi hương.

          Nhớ làng xưa Cổ Pháp nay Đình Bảng,
          Đất ngàn năm văn vật Bát-Lý-Vương,
          PHẬT ĐẠO Tiên Đế Trọng ai hủy bang?
          Nên hợp muôn lòng, xây dựng quê hương!”

          Mong sao mọi người phát tâm hành thieenjlanhs ác đồng tâm hiệp lực làm cho non song đất nước này được thật sự  vui hưởng phước lành an lạc:
        “Vui quá quê mình mùa trẩy hội,
          Con hiếu nào không nhớ CỐ HƯƠNG?,
          Kẻ tha phương tìm về nguồn cội,
          Kíp đi nhanh thẳng hướng chung đường!”
Những sự việc suốt quá trình hơn hai chục năm trời khổ công CẦU HỌC TÌM TU THỰC HÀNH và VẬN DỤNG của một người XUẤT GIA TU HÀNH ĐẠI-THỪA BỒ-TÁT-HẠNH giờ đây tôi mới chỉ phương tiện xin tạm nói sơ lược, làm sao có thể trình bày cho tường tận được trên mấy trang giấy này.
                            
                                      Đình Bảng ngày 15 tháng 01 năm 2000
                                       Người viết ĐÔI ĐIỀU TÂM NGUYỆN
                                         Là SA-MÔN TỲ-KHEO BỒ-TÁT-GIỚI
                                                       THÍCH-QUẢNG-ĐỊNH

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét