Thứ Tư, 26 tháng 10, 2011

THÍCH QUẢNG ĐỊNH -Chùm thơ:Mùa Xuân GIẢI THOAT



I- Mùa xuân giải thoát
II- Người TU GIẢI-THOÁT
III – Dòng cảm nghĩ khi về thăm 
chốn TỔ TRÚC-LÂM YÊN-TỬ
IV- Về lễ Chùa Hương-Tích



I- Mùa xuân giải thoát





Xuân đời trần thế mãi ganh đua,
Hồng thắm, Lan thanh, huệ nhường thua…
Ta-bà Sen trổ bong tháng hạ,
TÂY-PHƯƠNG Sen nở rộ bốn mùa.

Bốn mùa “cùng tử” nhớ CỐ HƯƠNG(1)
Nhớ về TỪ PHỤ chốn TÂY PHƯƠNG,
Xuân cõi TA-BÀ muôn sinh tử
Xuân cảnh TÂY-PHƯƠNG Tịnh-Lạc-Thường








LẠC-THƯỜNG-NGÃ-TỊNH thoát dòng mê,(2)
Xót thương cùng tử mãi ly quê.
LIÊN HOA chào đón XUÂN GIẢI-THOÁT
CỰC-LAC QUÊ SEN,
                                     Nguyện sớm về.

                        Ngày 01 tháng 01 năm mậu thìn  (1988)

Chú thích:
(1) – Kẻ « cùng tử » : trong kinh PHÁP HOA, ĐỨC PHẬT ví mỗi chúng sinh như một đứa con mê muội, dại dột, đáng thương, đã bỏ cha mẹ, quê hương, bỏ cả các của báu, gia tài sẵn có của mình, mà đi làm thuê, làm mướn, tha phương cầu thực xứ người.
Khi được cha vị Trưởng giả cho gọi về cứ nghĩ mình là kẻ bần cùng, hạ tiện không dám lại gần Trưởng giả.
Trưởng giả đã dùng nhiều phương tiện dẫn dụ cho con mình quen dần và để cuối cùng giao cho toàn bộ tài sản.
Trưởng giả là ví dụ cho CHƯ PHẬT, giàu có cả Phước đức, trí tuệ
Kẻ « cùng tử »  ví cho những chúng sinh chưa biết nương về với TAM-BẢO mà TU GIẢI-THOÁT, thì tam độc : THAM-SÂN-SI hẫy hừng thiêu đốt, phải chịu nghèo khổ mãi…
( Xem phẩm TÍN-GIẢI – quyển thứ ba trong kinh PHÁP-HOA )




(2)- « LẠC-THƯỜNG-NGÃ-TỊNH »
a- LẠC(vui): Chúng sinh vì mê chấp nặng cho nên không có thật vui, vui giả mà khổ thật. Chỉ thật sự TU GIẢI-THOÁT trừ bỏ tài, sắc, danh, lợi, dứt trừ vọng, niệm, kiến chấp mới thật vui, mới thật có an LẠC.
b-THƯỜNG: Chúng sinh bị các nghiệp báo tạo thành các phiền não nên phải sinh tử luân hồi, trôi lăn ,lặn ngụp trong ba đường sáu nẻo nên gọi là VÔ-THƯỜNG
Chỉ có các bậc TU HÀNH, thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi, không bị lôi cuốn theo các nghiệp tạo tác nên mới gọi là THƯỜNG.
c-NGÃ: Chúng sinh vì vô minh, phiền nào sâu dày che lấp, nên không thấy được PHẬT tính ĐẠI-THỪA của mình.
Chư PHẬT đã trừ diệt hết vô minh, phiền não, cho nên thấy được ĐẠI NGÃ PHẬT TÍNH của mình.
d-TỊNH : Chúng sinh bị vô lượng phiền não xoay chuyển trong ba đường sáu nẻo, sinh tử luân hồi. Có cái sinh nào mà không cấu nhiễu, có cái tử nào mà không bất tịnh ? Chỉ có TU-HÀNH đạt tới bất sinh bất diệt mới thật sự THANH-TỊNH ( Xem kinh ĐẠI-BÁT NIẾT-BÀN  phẩm « QUANG MINH BIẾN CHIẾU CAO-QUÍ ĐỨC VƯƠNG BỒ-TÁT ») 



II- Người TU GIẢI-THOÁT





Kẻ “cùng tử”(1) bơ vơ trong “nhà lửa »(2)
MỘNG-HOÀNG-LƯƠNG bừng tỉnh giấc mê trần(3)
Nếu chẳng TU sáu nẻo mãi trôi lăn,(4)
Ba đường khổ(5) triền miên trong tám nạn(6)

Ham muốn mãi…
                              Biết bao giờ thỏa mãn ?
It cầu mong
                         Tự thấy đủ thôi mà !
Vận tâm BI-HÙNG-TRÍ đức LỢI – THA
Sẽ trừ sạch tâm sẻn, tham, vị kỷ.

ĐẠO GIẢI-THOÁT: sang ngời CHÂN- THIỆN-MỸ,
Lạy THẾ TÔN ĐỨC PHẬT TỔ NHƯ-LAI
NGỌN TUỆ-ĐĂNG bừng chiếu giữa đêm dài.
Trong đêm tối vô minh,
                                Dạy con luôn tỉnh thức.

Thương bao kẻ say mê trong ngũ dục,
Nghiệp trần gian lôi xuống ngục A-Tỳ (8)
Con nguyện làm tuấn mã giữa TRƯỜNG- THI
Thoát “nhà lửa” bay thẳng về CỰC LẠC
Băng gềnh thác
                          Thuyền lướt về BẾN-GIÁC
Thắng ma quân nguyện quyết thoát dòng mê
Đưa chúng sinh qua biển khổ
                                               NGUYỆN THỀ!







Niệm cứu khổ
                      Nam mô QUÁN-THẾ-ÂM-BỒ-TÁT
Nguyện chúng sinh phát tâm TU GIẢI-THOÁT
Lạy TỪ PHỤ TÂY- PHƯƠNG
                      Đồng tháp cánh bay về.


                        Ngày 01 tháng 01 năm mậu thìn  (1988)

Chú thích:
(1) Kẻ “cùng tử” Xem chú thích (1) bài MÙA XUÂN GIẢI-THOÁT
(2)” Nhà lửa” trong kinh DIỆU-PHÁP LIÊN-HOA , Phẩm THÍ –DỤ, ĐỨC PHẬT dạy rằng: mỗi chúng sinh khi chưa biết hướng về NGÔI TAM-BẢO TU GIẢI-THOÁT, bị tam độc: tham, sân, si phát khởi hẫy hừng, kết thành vô lượng phiền não bức ngặt như trong nhà lửa bốc cháy.
( xem kỹ Phẩm THÍ –DỤ, quyển thứ 3, kinh DIỆU-PHÁP LIÊN-HOA)
(3)” MỘNG HOÀNG-LƯƠNG”
Sơ lược điển tích: Ngày xưa có thư sinh đi thi không đậu, trên đường về nhà vừa buồn vừa đói, ghé vào một quán nhỏ ven đường tìm thức ăn. Chủ quán đem món Hoàng lương (kê vàng) nấu cho ăn. Trong khi chờ đợi, thư sinh nằm ngủ thiếp đi, trong mơ thấy mình thi đỗ trạng nguyên, được vua gả công chúa cho làm vợ, hưởng vinh hoa phú quí hơn ba mươi năm, sau thất trận bị vua phế truất về quê, vợ chồng sụt sùi than khóc…
            Thư sinh bỗng giật mình tỉnh giấc, mới biết mình vừa nằm ngủ chime bao như vậy.Bao nhiêu tài, sắc, lợi, danh phú quí vinh hoa của một kiếp người rồi cũng tan biến như một giấc mộng ảo…khi nhắm mắt xuôi tay cũng chỉ một tấm than tàn với hai bàn tay trắng…nhìn trong bếp nồi kê vàng (Hoàng lương) vẫn chưa chin…
            Cảm ngộ cảnh đời vô thường, thư sinh bừng tình cất tiếng cười khan, rồi bỏ vào núi sâu tu luyện không thấy trở ra nữa…

(4) Sáu nẻo ( sáu cõi)
1- Thiên                                    4- Súc sinh
2- Nhân                                     5- Ngạ quỷ
3- A-TU-LA                             6- Địa ngục
(5)- Ba đường khổ : còn gọi là Tam-đồ
1-Hỏa đồ: là nơi chúng sinh phải chịu quả báo lửa dữ đốt cháy ngày đêm.
2-Đao đồ : là cõi ngạ quỉ thường dùng dao chém, đánh đập nhau.
3-Huyết đồ : là đường súc sinh phải chịu quả báo đâm, bổ, mổ, cắt chảy máu.
(6)- « Tám nạn »
1- Sinh cõi VÔ-TƯỞNG-THIÊN sống lâu không gặp PHẬT, hết phước lại đọa xuống tam đồ.
2- Sinh trên Bắc Câu-lư-châu, vật dục nhiều, không biết tu, hết phước lại đọa
3- Sinh trước PHẬT và sau PHẬT
4- Thế trí biện không ( giỏi, thông nhiều pháp thế gian tạo thành sở tri chướng cho việc tu học PHẬT PHÁP)
5- Ngũ căn bất túc ( đui, mù,câm, điếc, tàn tật…)
6- Đọa vào địa ngục.
7- Đọa làm ngạ quỉ (ma đói)
8- Đọa làm súc sinh

(7)- Ngũ dục : là tham 5 món : tài, sắc, danh, thực(ăn uống), thùy(ngủ,nghỉ)

(8)-« NGỤC-A-TỲ » là nơi chúng sinh phải chịu các hình phạt không ngừng nghỉ suốt ngày đêm do những ác nghiệp đã tạo tác từ kiếp trước.

(9)-« Con nguyện làm tuấn mã giữa trường thi »
Là lấy ý trong lời dạy của ĐỨC PHẬT :
« TINH-TẤN giữa đám người buông lung
   TỈNH-GIẤC giữa đám người mê ngủ
    KẺ-TRÍ như con TUẤN MÃ bỏ lại sau những con ngựa gầy hèn ? »

(10)-« Thoát « nhà lửa » bay thẳng về CỰC LẠC »
 Là lấy ý trong lời dạy của ĐỨC PHẬT :
« Con thiên nga chỉ bay được trên không trung. Người có thần thông chỉ bay được khỏi mặt đất. Duy có bậc ĐẠI-TRÍ mới bay được khỏi thế gian này »




III – Dòng cảm nghĩ khi về thăm
chốn TỔ TRÚC-LÂM YÊN-TỬ





PHẬT HOÀNG TRẦN NHÂN TÔN




Bấy lâu bái võng ngưỡng mong về,
Về thăm chốn Tổ bạt ngàn tre,
TỔ TRÚC-LÂM YÊN-TỬ nơi thánh tích,
Ân đức truyền lan mãi tràn trề…

Tìm dấu chân sơ Tổ GIÁC-HOÀNG(1)
Khổ hạnh ĐẦU-ĐÀ rang hào quang(2)
Dẹp yên muôn giặc,(3) danh Điều-Ngự(4)
TỊNH-TUỆ THIỀN-SƯ tọa Đạo-Tràng.

NHỊ-TỔ-PHÁP-LOA tiếp truyền sang,
Đuốc Tuệ bừng soi ánh Đạo vàng
Chân truyền THIỆN TUỆ đăng Thường chiếu,
TRÚC-LÂM TAM-TỔ ĐỨC HUYỀN-QUANG

Phước duyên hội đủ đã tìm về,
TRÚC-LÂM YÊN-TỬ bạt ngàn tre,
Ngưỡng mong PHẬT TỔ truyền TÂM ẤN,
Hoằng pháp độ sinh nguyện nguyện thề


                        Ngày 01 tháng 02 năm ất sửu  (1985)

Chú thích:
(1)”Tìm dấu chân Sơ-Tổ GIÁC-HOÀNG”
Những ai có phúc có duyên được về thăm chốn Tổ TRÚC-LÂM YÊN-TỬ vùng Quảng Ninh Miền Bắc, chắc rằng đều được nghe truyền khẩu câu này:  “ Hỡi ai quyết chí TU HÀNH
             Chưa về YÊN- TỬ chưa thành quả TU.”
Để nói về tấm gương sang chói, rực rỡ của đấng ĐẠI GIÁC, ĐẠI-HÙNG, ĐẠI LỰC, ĐẠI-BI, ĐẠI-XẢ; Đức Thượng Hoàng Trần nhân Tôn.
            Ngài có chí xuất gia từ nhỏ, gặp buoir đất nước đang bị giặc Nguyên xâm lấn, Triều đình xin NGÀI nán lại lãnh đạo kháng chiến.
            Sau ba lần đại thắng quân Mông cổ, NGÀI quyết chí xuất gia âm thầm lặng lẽ trốn Hoàng Cung, lên cất am tranh trên đỉnh Núi YÊN TỬ,  TU khổ hạnh ĐẦU ĐÀ đắc Đạo, được vua Trần Anh Tôn ân trọng sắc phong đạo hiệu là: “AN-TỬ-SƠN ĐẦU-ĐÀ ĐIỀU-NGỰ-GIÁO-HOÀNG TỊNH-TUỆ THIỀN-SƯ.
            Hàng năm NGÀI thường khai hội thuyết pháp độ sinh vào đầu xuân, lúc này trời lạnh, vì cuối xuân thời tiết vẫn còn mát mẻ. Do đó việc an cư kiết hạ ở một số chùa lớn chốn Tổ miền Bắc trước đây thường bắt đầu từ tháng quí của mùa xuân ( trong lịch xưa mỗi mùa chia làm ba tháng; mạnh, trọng, quí)
Từ đó về sau hàng năm vào mùa xuân người TĂNG kẻ tục có tâm thành kính đều hướng về chùa YÊN TỬ trẩy hội lấy ngày 19 tháng 2 ngày vía của ĐỨC ĐẠI-BI QUÁN-THẾ-ÂM BỒ-TÁT làm ngày hội chính, lòng ngưỡng mộ với niềm tin GIẢI-THOÁT mà ngâm câu:
          “ Hỡi ai quyết chí TU HÀNH
             Chưa về YÊN- TỬ chưa thành quả TU.

(2)  « Đầu đà »
Thông thường trong các kinh nói hạnh « Đầu đà » là 12 công hạnh như sau:
1- Trụ A-Lan-Nhã : là ở nơi tịch tịch xa xóm làng người đời
2- Khất thực : mỗi ngày phải mang bình bát đi khất thực để tránh lỗi dãi đãi.
3- Nạp y : chỉ mặc y phấn tảo vải thô xấu
4- Nhất tạo thực : mỗi ngày chỉ ăn đúng ngọ
5-Tiết lượng thực : lúc thọ thực phải tiết chế lượng theo sức mình.
6-Trung hậu bất ẩm tương : Sau lúc đứng bóng không uống các nước trái cây.
7- Trùng gian tọa : là ngồi nơi gò mả.
8- Thọ hạ tọa : là ngồi dưới gốc cây
9-Lô địa tọa : là ngồi nơi không che lợp
10- Thượng tọa bất ngọa ; thường ngồi không nằm
11- Thứ đệ khất thực : là lúc đi khất thực phải theo thứ tự không được lựa chọn.
12- Đản tam y : chỉ chứa 3 Y không được chứa Y dư.
            Với 12 hạnh ĐẦU ĐÀ trên ĐỨC PHẬT cốt ý muốn cho hành giả đối với 3 việc : Y phục, uống ăn và chỗ ở không sinh tâm tham đắm, chỉ một mặt dũng mãnh tiến tu cho mau được giải thoát.
            Hạnh ĐẦU-ĐÀ không phải là giới điều của ĐỨC PHẬT chế lập, nên nếu vị nào có khả nặng phụng hành thì giới hạnh cũng được trang nghiêm, còn vị nào không đủ khả năng, không thể thực hành cũng không phạm tội.

(3)  « Dẹp yên muôn giặc”: Đức Thượng hoàng Trần Nhân Tôn đã có công rất lớn trong việc lãnh đạo cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên, giành đại thắng, giữ yên đất nước. Đồng thời bên trong đã trừ sạch ngũ ấm ma : Tài, sắc, danh, thực, thùy, thiên ma, tử ma, diệt hết giặc phiền não
(4) « Điều Ngự » là một trong 10 danh hiệu của ĐỨC PHẬT :1-Như Lai, 2-Ứng cúng,3-Chính-Biến-Tri,4-Minh-Hạnh-Túc,5-Thiện Thệ, 6-Thế-Gian-Giải,7- Điều-Ngự-Trượng-Phu,8-Thiên-Nhân-Sư,9-Phật, 10—Thế-Tôn,




IV- Về lễ Chùa Hương-Tích


ĐỘNG HƯƠNG TÍCH



Con về Hương Tích lễ QUAN-ÂM
ĐẠI TRÍ, ĐẠI TỪ, ĐẠI-BI-TÂM
Chúng sinh muôn khổ mong cứu độ
Hóa giải phiền oan vạn lỗi lầm…

Lỗi lầm trong muôn kiếp u minh
Trôi lăn chìm nổi mấy tử sinh,
Hương thơm tỏa ngát miền Hương Tích
Hương Đạo xua tan khổ hữu tình.

Hữu tình chẳng trói kiếp trầm luân,
Vay trả trả vay vạn duyên trần
Về lễ Hương sơn tiêu sầu khổ,
Qua mùa đông giá đẹp trời xuân

Xuân về cầu lễ ĐỨC QUAN-ÂM
Truyền trao QUYỀN-PHÁP ĐẠI-BI-TÂM
Chúng sinh muôn khổ NGUYỀN-CỨU-ĐỘ
NGỘ-LÝ-CHÂN-NHƯ, tuyệt lỗi lầm.


                        Ngày 19 tháng 02 năm bính dần  (1986)

Tận thấy tháp mộ Trần Nhân Tông uy nghi trên đỉnh núi

29/11/2011 06:30

(VTC News) - Bảo tháp Phật hoàng Trần Nhân Tông đã 700 năm tuổi, vẫn còn đó, uy nghi, sừng sững giữa trời mây gió.
Tin liên quan

Từ khu Ngọa Vân 3, với những công trình đổ nát, có một con đường mòn nhỏ xíu, với những viên đá xếp bậc dẫn lên đỉnh Vây Rồng ẩn hiện trong mây mờ. 

Anh Tuấn – người dẫn đường bảo rằng, chẳng mấy khi thấy cái đỉnh núi đó rõ ràng. Những đám mây cứ thoắt cái ngập tràn, quấn quyện đỉnh núi, rồi thoắt cái lại bay đi mất. Thật đúng là cảnh nằm trên mây, đúng với cái tên Ngọa Vân.

Tận thấy tháp mộ Trần Nhân Tông uy nghi trên đỉnh núi
Tháp mộ Phật hoàng Trần Nhân Tông ẩn hiện trong rừng già. 

Hai bên con đường mòn có rất nhiều loại cây trồng ở dưới xuôi như nhãn, vải, bưởi, đào. Có mấy cây vả to tướng, quả sai trĩu trịt, quả nào quả nấy to bằng chiếc bát mắm. Một khung cảnh thiền rõ rệt hiện ra.

Đứng dưới chân dốc nhìn lên, tôi ngỡ ngàng khi thấy hai tháp mộ xuất hiện uy nghi giữa tán rừng rậm rạp. Phía sau hai tháp mộ là một gian nhà nhỏ, khiêm tốn nép vào sườn núi.

Tôi quả thực xúc động khi lần đầu tiên trong cuộc hành trình xuyên rừng dọc ngang Yên Tử, được chứng kiến một di tích còn khá nguyên vẹn, hoang sơ, đặc biệt, đó lại là di tích quan trọng nhất của hệ thống Ngọa Vân cũng như của cả dải Yên Tử này.

Tận thấy tháp mộ Trần Nhân Tông uy nghi trên đỉnh núi
Đường dẫn lên am Ngọa Vân được tận dụng bằng gạch cổ. 

Bởi vì, đó chính là nơi Phật hoàng Trần Nhân Tông ngày đêm tu luyện, ẩn mình cho đến khi băng hà. Có nhiều thuyết kể lại sự ra đi của ngài, nhưng phổ biến nói ngài băng theo thế sư tử ngọa trong rừng và hóa. Khi các đệ tử phát hiện ra cái chết của ngài, thì một cây trúc đã mọc xuyên qua đùi.

Chuyện rằng, niên hiệu Long Hưng thứ 16, ngày 5 tháng 10 năm 1308, vua Trần Nhân Tông xuống núi về thăm công chúa Thiên Thụy vì bà ốm nặng.

Thăm công chúa rồi, ngày 16 ngài trở về núi. Trên đường về, cảm thấy có chuyện chẳng lành, nên ngài tức tốc về am Ngọa Vân. 

Tận thấy tháp mộ Trần Nhân Tông uy nghi trên đỉnh núi
Rất nhiều đá chân tảng được tận dụng để lát đường đi. 

Tới chiều muộn ngày 18, vua Trần mới lên đến đỉnh núi Ngọa Vân nhờ sự giúp đỡ của đệ tử. Lên đến nơi, ông cảm ơn đệ tử và bảo: "Thôi xuống núi ngay đi, chăm chỉ việc tu hành, chớ coi sinh tử là chuyện chơi".

100 ngày sau, các đệ tử lên Ngọa Vân. Tới lưng chừng núi thấy thoang thoảng mùi thơm. Phật hoàng đã hóa. Người vẫn nằm nghiêng dáng sư tử và một mầm trúc non xanh mọc xuyên qua đùi trái. Đời sau lưu truyền bài thơ, trong đó có câu: "Thân Tổ nằm nghiêng, trúc một mầm...". 

Theo di chúc, đệ tử Pháp Loa đã hỏa thiêu thi hài người, thu được một ngàn viên xá lỵ (có tài liệu nói 3 ngàn viên lớn bé).

Tận thấy tháp mộ Trần Nhân Tông uy nghi trên đỉnh núi
Phật Hoàng tháp và Đoan Nghiêm tháp. 

Sách Đại Nam nhất thống chí ghi: “Ở đỉnh núi Yên Tử, lúc Trần Nhân Tông băng, nằm trên tảng đá lớn, nhân đấy gọi là đá niết bàn, rước thi thể làm hỏa táng, khi thiêu xong, được xá lỵ, một nửa táng ở lăng Quy Đức, một nửa táng ở tháp này (tháp Phật hoàng trên am Ngọa Vân). Đời Chính Hòa triều Lê sửa lại, sau này nhà chùa và phòng tăng đổ nát, chỉ còn lại tháp này”.

Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Mùa thu, tháng 9, ngày 16 (năm Long Hưng thứ 18 - 1310) rước linh cữu thượng hoàng về chôn ở lăng Quy Đức, phủ Long Hưng, xá lỵ cất ở bảo tháp am Ngọa Vân… có sư Trí Thông phụng hầu”.

Tận thấy tháp mộ Trần Nhân Tông uy nghi trên đỉnh núi
Phật Hoàng tháp còn khá nguyên vẹn. 

Như vậy, bảo tháp Phật hoàng Trần Nhân Tông đã 700 năm tuổi, vẫn còn đó, uy nghi, sừng sững giữa trời mây gió.

Hôm tôi lên Ngọa Vân, thật tiếc không gặp được sư trụ trì Thích Thanh Tiến, vì sư vừa xuống núi. Chỉ có bà vãi tên Xuân, cùng cô cháu gái nhỏ ở lại trông chùa. Bà vãi Xuân nhà ở thôn Tây Sơn (xã Bình Khê, Đông Triều), dù đã 70 tuổi, song tuần nào cũng phăm phăm leo núi lên chùa Ngọa Vân hầu Phật.

Bà nấu một món ăn mời tôi, mà có lẽ đến cuối đời tôi vẫn không quên được. Đủ các loại rau thơm, rau rừng nấu chung một nồi lõng bõng nước, cùng với đĩa vả muối. Món ăn thật đơn giản, thanh tịnh và đầy sự thoát tục.

Bà Xuân dẫn tôi đi một vòng để tận mắt những thứ còn lại của Ngọa Vân. Hai ngôi mộ tháp cạnh nhau vẫn còn đó uy nghi và nguyên vẹn.

Tháp mộ bên Tây là của Phật hoàng Trần Nhân Tông, với rõ ràng 3 chữ Hán ở tầng thứ 2: Phật hoàng tháp. 

Tận thấy tháp mộ Trần Nhân Tông uy nghi trên đỉnh núi
Bài vị trong tháp Phật Hoàng. 

Trong lòng tháp đặt một bài vị, mà sau này, tôi mới biết nội dung qua tài liệu của các nhà khoa học: “Nam mô đệ nhất tổ Trúc Lâm đầu đà Tĩnh tuệ giác hoàng Trần triều đệ tam Nhân Tông hoàng đế Điều Ngự vương Phật (Nam mô a di đà Phật, bài vị thờ Điều Ngự vương Phật Đầu đà Tĩnh tuệ giác hoàng, tổ thứ nhất phái Trúc Lâm, vua thứ 3 triều Trần Hoàng đế Nhân Tông)”.

Tháp mộ phía bên Đông, cũng bằng những phiến đá xanh rất lớn ghép khít bằng mộng có tên “Đoan Nghiêm tháp”, là nơi đặt bài vị của thiền sư Đức Hưng.

Tận thấy tháp mộ Trần Nhân Tông uy nghi trên đỉnh núi
Voi đá còn nguyên vẹn. 

Đứng bên hai tháp mộ uy nghi rủ bóng cành đào, tôi vừa rưng rưng xúc động vừa lăn tăn với câu hỏi: Hàng trăm tháp mộ giữa đại ngàn Tây Yên Tử, rồi cả vườn mộ tháp cách am Ngọa Vân không xa bị bọn lục lâm thảo khẩu đào rỗng ruột, giật đổ để tìm kho báu, giờ chỉ còn lại nền móng, vậy lý gì chúng tha cho tháp mộ đức vua Trần Nhân Tông?

Bà vãi Xuân kể về sư thầy Thích Thanh Tiến bằng lòng cảm phục, với hơn 10 năm gian khổ giữa đại ngàn để bảo vệ những gì còn sót lại của một thời huy hoàng 700 năm trước.

Rằng, ngày ấy, chỉ có đại ngàn mênh mang rợn ngợp, dãy Yên Tử huyền bí chỉ có dấu chân lâm tặc và những kẻ săn đồ cổ ra vào, có một vị sư gầy còm nhom với áo nâu sồng chống gậy đi tìm nơi Phật hoàng Trần Nhân Tông hóa. 

Tận thấy tháp mộ Trần Nhân Tông uy nghi trên đỉnh núi
Bia đá bị đập vỡ được chắp vá lại. 

Khi đó, các nhà khoa học đã phát hiện ra hệ thống am tháp trên núi Bảo Đài rồi, nhưng những tiếng kêu của các nhà khoa học, chẳng khác nào tin mừng đối với đạo tặc. Chẳng có ai đứng ra bảo vệ di tích cả, nên chúng tha hồ tự do đào bới.

Ngày sư Tiến lên am, ngài đau lòng khi chứng kiến cảnh hai tấm bia đá xanh đẹp tuyệt trần (một tấm thời vua Minh Mạng, một tấm do chúa Trịnh Căn dựng) bị đập vỡ thành chục mảnh. Bên cạnh bia đá là tượng voi phủ phục còn nguyên vẹn dẫu đã chịu vài vết chém. Chú ngựa đá thân hình mảnh khảnh hơn thì đã bị chặt đứt đôi, chỉ còn lại nửa thân sau.

Phật Hoàng tháp và Đoan Nghiêm tháp cũng chịu chung số phận. Có cả một đường hầm nham nhở như giao thông hào xuyên dọc ngang hai ngọn tháp này. Cả am Ngọa Vân, nơi Phật hoàng tu tịnh cũng bị phá tan mái, đào rỗng nền.

Tận thấy tháp mộ Trần Nhân Tông uy nghi trên đỉnh núi
Những chiếc chậu rửa bằng đá tạc hình hoa sen còn nguyên vẹn. 

Chúng lôi bài vị bằng đá quý màu xanh trong hai tháp mộ đập vỡ tan tành, kéo đầu tượng ra khỏi tháp mộ, để tìm đồ cổ. Cũng may, đám vô thần vô thánh kia chưa kịp giật đổ tháp thì sư Tiến tìm lên bảo vệ. 

Phải kiên trì lắm, thuyết phục nhiều, thậm chí sẵn sàng đánh đổi cả tính mạng, sư Tiến mới giữ được di tích này, bởi những ngày sư trụ trì ở đây, đám lục lâm thảo khấu vẫn tiếp tục vác cuốc, thuổng và cả thuốc nổ đi săn đồ cổ. 

Chẳng thế mà, có chuyện, ở di tích Hồ Thiên ngay sườn Đông dãy núi, dù đã có sư trụ trì, trông nom rồi, đám trộm cướp vẫn đào rỗng ruột khiến tháp đá xanh 7 tầng đổ rầm như núi lở.

Tận thấy tháp mộ Trần Nhân Tông uy nghi trên đỉnh núi
Tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông tả cảnh ngài chết trong tư thế sư tử tọa. 

Lên Ngọa Vân tức là sư Tiến đã dứt hoàn toàn cõi tục. Ngày ngài ăn một bữa với rau rừng, vả muối vào lúc chính ngọ. Thời gian còn lại ngài tu sửa lại phế tích Ngọa Vân am. 

Sư Tiến cõng ximăng trắng lên ghép lại tấm bia bị đập vỡ, thu gom những cổ vật cất giữ trong nhà, lấp lại những hố đào cổ vật quanh hai tháp mộ và ra sức bảo vệ các di sản, để sau này các nhà khoa học có thứ mà nghiên cứu, khai quật, kẻ vẽ.

Giờ đây, du khách sau một ngày ròng rã cuốc bộ luồn rừng, leo núi, tìm lên am Ngọa Vân, sẽ có gian nhà nhỏ để nghỉ ngơi và được chiêm bái lăng mộ vị vua lẫy lừng của lịch sử, từng 2 lần đánh bại quân Nguyên Mông.

Tận thấy tháp mộ Trần Nhân Tông uy nghi trên đỉnh núi
Ngôi chùa Ngọa Vân được dựng lại tạm bợ trên nền móng cũ. 

Du khách cũng sẽ được ngắm vườn bưởi, vườn nhãn, vườn cam, mà theo sư Tiến do đích thân vua Trần Nhân Tông trồng. 

Du khách cũng sẽ được ăn những quả vả (cùng họ với sung), thứ quả mà người dưới xuôi chúng ta không bao giờ có thể nghĩ lại làm thức ăn được. 

Tôi trộm nghĩ, những cây vả khổng lồ, lúc lỉu quả kia, là một thứ di sản sống đậm chất thiền trên dãy Yên Tử, mà chúng ta cần phải bảo vệ. Nhìn cây vả ấy, tôi cứ mường tượng rõ ràng hình ảnh của một cõi tiên, nơi chỉ có những vị chân tu đắc đạo ẩn mình. 
Văn bia trùng tu am Ngọa Vân năm Vĩnh Thịnh 3, năm 1707:Chùa là nơi danh tiếng, là di tích thắng cảnh, là chỗ ban bố ân đức, là nơi vắng vẻ thanh tịnh, có muôn loài cây cối xanh tốt, khí thiêng chung đúc, nhà chùa há chẳng là nơi làm nhiều việc tốt để lưu truyền lâu dài hay sao? 

Nay thấy chùa Ngọa Vân, xã An Sinh, huyện Đông Triều, phủ Kinh Môn, đạo Hải Dương thực là nơi cổ tích danh lam, núi cao sừng sững, ngàn dặm giăng giăng, thẳm thẳm điệp trùng… đúng là nơi tinh túy của bầu trời, là chỗ đẹp nhất của thế giới, do trời đất chung đúc mà thành, có lẽ khởi đầu cũng là do con người tác động thêm vào đó chăng? 

Chùa này cũng là nơi hoàng đế từ xa tới thăm viếng, vượt qua nguy hiểm của núi rừng, dựng lên nhà ở, kéo dài cơ nghiệp, cảnh phật cõi tiên, kết duyên tu luyện.

Nay có người mến cảnh Phật đã dựng ngôi chùa này như sắp đặt từ trước, mãi mãi không thay đổi. 

Trải qua hơn 400 năm, chẳng lẽ còn ai ghi nhớ nữa chăng? Xa nhìn thấy nước vững dân yên, thường thường nghe thấy tiếng trống vang vọng, thấy đèn hương mà cảm động…

Còn tiếp…


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét