Thứ Bảy, 29 tháng 10, 2011

ĐẠI ĐÀN CẦU SIÊU THEO NGHI LỄ TRUYỀN THỐNG KIM CƯƠNG THỪA TẠI CHÙA QUANG ÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI VÀO NGÀY NGÀY CHỦ NHẬT 27-11 DL

25/11/2011

Nhân sự kiện Đại đàn cầu siêu theo nghi lễ truyền thống Kim Cương thừa tại chùa Quang Ân, thành phố Hà Nội vào ngày 27 tháng 11 dương lịch được cử hành bởi Đức Nhiếp Chính Vương Khamtrul Rinpoche, Drukpa Việt Nam xin trân trọng giới thiệu cho quý Phật tử gần xa về ý nghĩa nghi thức cầu siêu theo truyền thống này.


Đức Nhiếp Chính Vương Khamtrul Rinpoche viếng thăm truyền quán đỉnh Pháp tu mở đầu tại Quan Âm Tu Viện, quận Phú Nhuận, Tp Hồ Chí Minh

EmailInPDF.
Đức Nhiếp Chính Vương Khamtrul Rinpoche viếng thăm truyền quán đỉnh Pháp tu mở đầu tại Quan Âm Tu Viện, quận Phú Nhuận, Tp Hồ Chí Minh
Theo Thông bạch trước đó, Đức Nhiếp Chính Vương Khamtrul Rinpoche và chư đại đức Tăng Tự viện Darjeeling, Ấn Độ đã tới Việt Nam vào ngày 15.11, tháp tùng Đức Pháp Vương trong chuyến thăm lịch sử của Đức Pháp Vương và Tăng đoàn Truyền thừa lần thứ tư nhân đại lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Truyền Thừa Khamtrul thuộc Truyền Thừa Drukpa được hoằng truyền từ thế kỷ XVI đến nay đã sang tới đời thứ IX, nổi tiếng với sự chứng ngộ tâm linh và công hạnh lợi tha của các đời hóa thân Khamtrul, được tôn kính là những hóa thân chân thực của Đức Liên Hoa Sinh. Sự xuất hiện của Truyền Thừa Khamtrul đã được Đức Liên Hoa Sinh tiên tri nhiều lần trong các kho tàng termađược khám phá trước kia và gần đây. Rất nhiều Bậc Thầy giác ngộ của các truyền thống Kim Cương Thừa cũng đã tiên tri và tán thán sự xuất hiện của Khamtrul Rinpoche hay “Bậc Hóa Thân Tôn Quý đến từ Tỉnh Kham”.
Sau các điểm dừng chân tại các chùa Vĩnh Nghiêm, chùa Từ Quang, T/p Hồ Chí Minh, Đức Nhiếp Chính Vương đã cùng các chư đại đức Tăng Ni, Phật tử Việt Nam cung tiễn  Đức Pháp Vương và chư Ni Truyền thừa Drukpa rời Việt Nam lên đường tiếp tục chuyến hoằng pháp châu Á của Ngài với điểm đến sắp tới là Đài Loan.
Trong khoảng thời gian tiếp theo đến 3.12.2011, Đức Nhiếp Chính Vương Khamtrul Rinpoche cùng chư Tăng Darjeeling sẽ lưu lại Việt Nam và kế tiếp hạnh nguyện của Đức Pháp Vương thực hiện giảng pháp, cầu nguyện quốc thái dân an, ban quán đỉnh cộng đồng tại thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Bến Tre, Phú Thọ, Vĩnh Phúc và thủ đô Hà Nội.
Sáng ngày 19.11, Đức Nhiếp Chính Vương cùng Tăng đoàn đã viếng thăm Quan Âm Tu Viện, quận Phú Nhuận, t/p Hồ Chí Minh. Khoảng 1,500 Phật tử địa phương đã thành kính cung nghinh Ngài trong bầu không khí trang nghiêm tràn đầy đạo vị. Sư cô Huệ Đức đại diện trụ xứ đọc bài tác bạch và cúng dàng Mandala lên bậc Kim Cương Thượng Sư của Truyền thừa Drukpa. Tiếp đến, Tăng đoàn đã cử hành khóa lễ Hỏa tịnh tịnh trừ chướng ngại và thực hiện nghi lễ phóng sinh cầu nguyện vãng sinh Tịnh độ. Trong thời khóa buổi chiều cùng ngày, theo lời thỉnh cầu của trụ xứ, Đức Nhiếp Chính Vương đã từ bi khai thị và ban truyền quán đỉnh cho các Phật tử phát tâm tu tập Kim Cương Thừa về Pháp tu mở đầu Ngondro, đồng thời truyền quán đỉnh cho phép Phật tử thực hành Pháp tịnh hóa Kim Cương Tát Đỏa.
Đức Nhiếp Chính Vương khai thị: “Ngondro là pháp tu mở đầu bắt buộc của mọi hành giả Kim Cương Thừa. Pháp thực hành này bắt đầu bằng phần hướng tâm về với Pháp bao gồm thiền định về thân người khó được, về cái chết và vô thường, về luật nhân quả, về khổ luân hồi và phát tâm Quy Y  nương tựa vào Tam Bảo, tất cả phần này liên quan đến Nguyên Thủy Phật Giáo. Việc thực hành Phát Bồ đề tâm, sám hối Kim Cương Tát Đỏa và cúng dường Mandala liên quan đến Đại thừa. Thực hành Guru Yoga liên quan đến Kim Cương thừa. Tất cả Chín thừa của Phật giáo bắt nguồn từ Tam thừa mà Tam thừa này đều được nằm trọn trong sự thực hành Ngondro. Bởi vậy, Ngondro có thể  khởi động cả Tam thừa Phật giáo một cách đồng thời, là một pháp thực hành vô cùng sâu sắc và tràn đầy năng lực gia trì. Đã có rất nhiều Bậc thầy chứng ngộ được bản chất tâm nhờ thực hành Ngondro”.
Trong thời pháp đặc biệt này, Đức Nhiếp Chính Vương chiết giảng cặn kẽ về Ngoại và Nội Ngondro, các pháp thiền định tứ niệm pháp và ý nghĩa Quy Y gồm ba khía cạnh bên ngoài, bên trong và bí mật. Theo lời thỉnh cầu của trụ xứ, Ngài cũng từ bi ban lễ Quy y cho các Phật tử có thiện duyên. Bậc Quy Y Kim Cương Thượng sư ân cần đi xuống pháp hội để ban gia trì cho từng Phật tử. Các vật dụng như thuốc gia trì, nước cam lồ từ bình quán đỉnh, dây gia trì và vòng mandala được chia khắp xuống tất cả Phật tử tham dự. Đại lễ Quán đỉnh kết thúc với bài tán tụng cầu nguyện và lễ cúng dàng Mandala, cúng dàng Hộ pháp Mahakala, cúng dàng đèn để bày tỏ lòng tri ân tới bậc Kim cương Thượng sư.
Vào hồi 18h30, Sư cô trụ trì đọc bài tác bạch tạ pháp và toàn thể đại chúng quỳ niệm Lục Tự Đại Minh chân ngôn, thành kính cung tiễn Đức Nhiếp Chính Vương và Tăng đoàn Truyền thừa. Hoạt động Phật sự của Đức Nhiếp Chính Vương trong ngày đầu tiên của Ngài tại Việt Nam đã khép lại một cách cảm động và viên mãn như thế!












Không gian nghệ thuật Phật giáo Kim cương thừa sống động và linh thiêng
Tăng đoàn Truyền thừa Drukpa làm lễ tại chùa Quang Ân, Hà Nội
Nhân kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam (7/11/1981), nhận lời mời của Thành hội Phật giáo Hà Nội, Đức pháp vương Gyalwang Drukpa sẽ viếng thăm giảng pháp từ ngày 1-17/11/2011. Đức pháp vương Gyalwang Drukpa là lãnh tụ tâm linh đứng đầu Truyền thừa Drukpa thuộc Phật giáo Đại thừa - Kim Cương thừa, có lịch sử khởi nguồn cách đây gần 1.000 năm tại Ấn Độ.
Chùa Quang Ân ở xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội - một trong những địa điểm mà Đức pháp vương Gyalwang Drukpa XII và đoàn truyền thừa Drukpa làm lễ cầu nguyện cho quốc thái dân an. Gần 200 tăng ni của đoàn truyền thừa Drukpa, tham dự buổi lễ cầu nguyện còn có hàng nghìn tăng ni, phật tử ở thành phố Hà Nội và các địa phương lân cận. Sự hoành tráng, nghiêm trang và khác lạ là cảm nhận của toàn thể phật tử tham dự.
Vũ điệu Kim cương thừa
Trước nghi lễ cầu nguyện, tăng đoàn truyền thừa Drukpa đã biểu diễn vũ điệu Kim cương thừa. Một vòng tròn lớn do 108 tăng ni đoàn truyền thừa Drukpa liên tục di chuyển, cùng với các dụng cụ như: chống, kèn, chiêng… đặc trưng của Tây Tạng được cử hành triệu thỉnh nhằm chuyển tải năng lực mạnh mẽ của trí tuệ gia trì, giúp vô số chúng sinh giải trừ những điều không lành, tà khí và hướng đến giác ngộ Phật pháp.
 
Quả thật, khi tham dự buổi lễ cầu nguyện mới thấy hết được không gian nghệ thuật Phật giáo Kim Cương thừa sống động, linh thiêng và hoàn hảo. Nghệ thuật Kim Cương thừa bắt nguồn từ trí tuệ tự tính tâm. Đó là sự chuyển hoá giác ngộ của thế giới bên trong và bên ngoài. Bên trong là những đức hạnh từ, bi, hỷ, xả, vô ngã vị tha để phụng sự nhân loại và chúng sinh. Bên ngoài là kho tàng nghệ thuật cao siêu thâm diệu chứa đựng toàn bộ tinh tuý ý nghĩa của kinh điển thông qua các tranh tượng, hội hoạ, điêu khắc, âm nhạc, pháp khí… Đức pháp vương Gyalwang Drukpa XII và tăng đoàn Drukpa tổ chức các buổi lễ trong khung cảnh tràn đầy màu sắc, âm thanh đạo vị, với Bảo tháp xá lợi, tôn tượng Phật độc đáo, Mandala đá quý, pháp khí linh thiêng và nghi thức lễ nhạc…  đã để lại trong lòng tăng ni và hàng nghìn phật tử Việt Nam niềm hoan hỷ, an bình.
 
Trong buổi lễ, tăng đoàn truyền thừa Drukpa còn biểu diễn vũ nhạc kịch Bát nhã Bala mật và Kim cương Chứng đạo ca tái hiện cuộc đời và công hạnh của các Thượng sư chứng ngộ của Truyền thừa Drukpa. Vũ điệu Quan Âm Thủ Thiên Nhãn trong ánh sáng đèn rực rỡ lung linh cầu nguyện cát tường, quốc thái dân an, thế giới hoà bình, cho lợi ích vũ trụ, vạn loài chúng sinh. Chính qua những buổi lễ cầu nguyện của tăng đoàn truyền thừa Drukpa là dịp văn hóa Phật giáo Kim cương thừa của Tây Tạng được quảng bá. Mà cụ thể là các màn trình diễn ấn tượng, sống động, đầy linh thiêng trên nền âm nhạc, vũ điệu, trang phục, đạo cụ và pháp khí truyền thống Mật thừa.
 
Nhằm biến bi tâm thành hành động lợi ích cho bản thân, mọi người và xã hội, Đức Pháp Vương khuyến khích mọi người tham gia phóng sinh, bảo vệ môi trường, bảo tồn di sản, chăm sóc y tế, cứu trợ người nghèo… để chúng ta có thể cùng chia sẻ những khó khăn, cùng tương thân tương ái, sống trong hoà bình và an lạc. Cuối buổi lễ cầu nguyện, Đức Pháp vương và Tăng đoàn Truyền thừa Drukpa đã thả chim phóng sinh. Nhìn những cánh chim bồ câu vỗ cánh, bay lên bầu trời tự do, tôi xúc động và thấy hạnh phúc, tấm lòng từ bi của đức Phật không phân chia giữa danh giới, dân tộc, Tổ quốc, người theo đạo Phật hay chưa theo đạo Phật.
 
 
Đức pháp vương Gyalwang Drukpa XII
 
Đức pháp vương Gyalwang Drukpa là bậc hoá thân chuyển thể sáng lập và đứng đầu truyền thừa Drukpa thuộc Phật giáo Kim cương thừa, có lịch sử khởi nguồn cách đây gần 1000 năm từ Đức Naropa-một trong 84 vị Đại Thành tựu giả Ấn Độ thế kỷ X-XI sau Công nguyên. Đức pháp vương Gyalwang Drukpa hiện đời là hoá thân của Đức Naropa, là hoá thân chuyển thế đời thứ XII của Bậc sáng lập Truyền thừa Drukpa. Hiện nay, Ngài là bậc lãnh tụ tâm linh đứng đầu và nắm giữ Truyền thừa Drukpa với hệ thống hàng trăm tự viện tại các quốc gia trên dãy Himalaya và nhiều trung tâm Phật giáo trên toàn thế giới.
 
Trong cuộc đời mình, Đức Pháp vương luôn là một tấm gương dấn thân và hành động. Bên cạnh việc du hoá, hoằng dương Phật pháp trên khắp thế giới, nhằm khai thị chúng sinh ngộ nhập Phật tri kiến thông qua việc tu tập trưởng dưỡng tình yêu thương và lòng bi mẫn, ngài còn phát động phong trào: “sống để yêu thương”, “sống với yêu thương” nhằm xoá rào cản về ngôn ngữ và quốc tịch… để mọi người được sống trong hoà bình, tương thân tương ái, thấu hiểu lẫn nhau đạt đến hạnh phúc. Ngài chú trọng hướng dẫn cho các phật tử và người dân, truyền cảm hứng cho họ cùng tham gia thực hiện những điều thiện hạnh, đặc biệt là trong các lĩnh vực: Phát triển bình đẳng giới, tạo cơ hội cho nữ giới được đào tạo và trưởng dưỡng về mọi mặt; phát triển lĩnh vực y tế, xây dựng các phòng khám cho vùng nông thôn nghèo, đào tạo tình nguyện viên địa phương để có thể đảm nhiệm vai trò nhân viên y tế, giúp đỡ người dân vùng sâu, vùng xa. Hỗ trợ cộng đồng những nơi thiên tai lũ lụt, tổ chức hoạt động cứu trợ, cung cấp lương thực, thực phẩm thuốc men; giữ gìn bảo tồn các truyền thống văn hóa, lưu giữ nền nghệ thuật kiến trúc, nghệ thuật cổ xưa; giúp đào tạo và nâng cao ý thức của cộng đồng và những nhà quản lý về bảo tồn giữ gìn nền văn hóa của địa phương.Bên cạnh đó, Đức pháp vương cũng là người tích cực vận động, quảng bá, nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ môi trường, chú trọng tái sử dụng và tái chế rác thải.Với những công lao này, ngày 19/9/2010, Pháp vương đã được Liên hợp quốc trao tặng giải thưởng “vì mục tiêu phát triển thiên niên kỷ”.
 
Đây là lần thứ 4 Đức Pháp vương Gyalwang Drukpa XII đến Việt Nam, 3 lần trước vào các năm 2007, 2008 và 2010. Ngài và tăng đoàn truyền thừa Drukpa đi đến đâu cũng nhận được sự đón tiếp nống hậu của chính quyền, tăng ni, phật tử cùng người dân Việt Nam. Không chỉ bày tỏ niềm tri ân sâu sắc của mình tới Chính phủ và người dân Việt Nam, Đức pháp vương cho biết: “tôi chân thành cầu nguyện và tin tưởng rằng, đất nước và con người Việt Nam sẽ đạt đến sự phát triển trọn vẹn, không những về mặt kinh tế, chính trị, xã hội mà còn đạt được niềm an lạc hạnh phúc chân thật nhất”.
 
Trên đường về, ngoài những nét đẹp văn hoá đặc trưng của tăng đoàn truyền thừa Drukpa vẫn ấn tượng trong tôi, thì chính những thông tin mà Đại đức Thích Minh Trí cung cấp về Đức Pháp vương Gyalwang Drukpa đã làm nhiều người kính trọng, khâm phục Ngài. Một con người vốn nhỏ bé trong xã hội, nhỏ bé trước thiên nhiên, nhưng những việc làm đại từ, đại bi của ngài đem lại hạnh phúc cho muôn dân thì vô cùng vĩ đại.
 
Chính Nghĩa-Thanh Thuý
ảnh: Ngọc Ngân




Sa môn Tỳ kheo Thích Quảng Định
Chùm thơ – Nhân duyên

I- Nhân duyên
II- Món ăn và pháp TU
   - Tình thương
III-Lên non Thị Vải
    -Nói chuyện gió trăng.
( Kính dâng cho Mẹ Quê hương)
( Tịnh thất LINH - PHONG – ĐỘNG
   QUẢNG PHƯƠNG TỊNH – XỨ
    NON THỊ VẢI )
IV- Nói chuyện gia đình
V-Muốn qua biển khổ gắng TU


                           ********




I- Nhân duyên



Không mừng khi người đến
Chẳng buồn lúc kẻ đi
Nếu mừng khi gặp gỡ
Sẽ buồn lúc chia ly

Oán ân, duyên nợ trước
Cho đời mượn, trả, vay
Nay gieo nhân trái ngược
Quả báo nặng sau này

Thiếu duyên kêu không lại
Duyền đầy đuổi chẳng đi
Cao duyên níu không ở
Đến, đi
             Được, mất chi?


         Ngày 24  tháng 10 năm Nhâm thân (1992)

( Tịnh thất LINH - PHONG – ĐỘNG
   QUẢNG PHƯƠNG TỊNH – XỨ
    NON THỊ VẢI )



II- Món ăn và pháp TU
  

Ăn : chiên, xào, nấu, tươi…nhiều món,
Pháp : Thiền ,Luật, Mật,Tịnh…đồng TU
Tâm không khởi chướng, sao ngại chướng ?
Pháp nào chướng ngại, Pháp nào ru ?

         Ngày 13  tháng 3 năm Quí sửu (1993)

( Tịnh thất LINH - PHONG – ĐỘNG
   QUẢNG PHƯƠNG TỊNH – XỨ
    NON THỊ VẢI )

- Tình thương






Thích TU PHẬT ĐẠO, vui làm phước
TINH TẤN cần TU thoát u-minh
Thương muôn người khổ chưa tu được
Đang đắm chìm trong biển mê tình.

         Ngày 19  tháng 2 năm 1983

Tại thôn Thiện chí, xã Ninh gia
Đức trọng, Lâm đồng


III-Lên non Thị Vải
     Nói chuyện gió trăng.





Bồng lai ai tạo sao đẹp lạ,
Tiên cảnh phô bày nét xinh tươi(1)
Trăng Non Thị Vải thanh lạc quá
Gió động Linh Phong mát ru người

ANH PHONG ra Bắc mang hộ gió?
CHỊ NGUYỆT vào Nam chuyển giùm trăng?
Thằng cuội vểnh tai nghe Quan họ
Bỏ trâu ăn lúa ruộng Chị Hằng(2)

Mùa đông miền Bắc đêm lạnh buốt
Gởi gió Nam về ấm áp hơn,
Gió Lào tháng nực thiêu bỏng rát,
Gian khổ ai bằng lính Trường Sơn?

Gió biển vũng tàu qua Long Hải,
Gió tốt tụ về Động Linh Phong
Tìm TU qui hướng Non Thị Vải
Hỏi ai ĐỒNG HẠNH với CHUNG LÒNG ?

Trăng Chế Lan Viên tình bát ngát,
Hỏi Vũ Thị Thường có ghen không ?(3)
Tiên Ông Lý Bạch say MỘNG NGUYỆT
Đáy nước mò trăng lạc thủy cung(4)


Biển dâu trăng gió bao tròn khuyết,
Lỗi hẹn xót ai đợi mười đông?(5)
Nhớ NGUYỆT Khơ Me sầu ly biệt(6)
Thương TRĂNG Trại-Kế kiếp tang bồng,(7)


Cảm Hàn Mặc Tử, Trăng sầu đỏ,
Chan chứa đầy vơi lệ Mộng Cầm.
Tâm tình thanh thoát cùng Trăng, gió
Ai cản ngăn ai chẳng về thăm?

Gió lạnh Đại Ninh, Trăng Đà Lạt,
GIA LÂM, ĐỨC TRỌNG xứ LÂM ĐỒNG
Giỗ TỔ kỳ này đang “AN-THẤT”
Đệ tử Hương Nghiêm vẫn về đông.(8)

Em Kiều chia Nguyệt soi chàng Thúc,
Mấy ai mãn nguyện kiếp phù sinh?(9)
Ngại chi VỀ ĐÍCH không khó nhọc?
Sao ngán phong ba, sợ thác ghềnh.(10)

Quí ai trang trải tình chân thật,
Năng đến nên gần, vắng hóa xa.
Trọng lòng NHÂN NGHĨA  hơn vật chất,
Muối mặn gừng cay thấy đậm đà.(11)

Gió Trăng đây đó đường bao dặm,
Gần xa thương ghét tại nơi tâm.
Thiếu duyên giáp mặt mà xa thẳm
Duyên đầy muôn dặm tưởng đôi tầm.(12)

Gió dư tạm gửi vào động đá,
Trăng thừa đêm cất để dành trăng?
Đêm rằm hội ngộ đông vui quá,
CHỊ NGUYỆT, HẰNG NGA, với CHỊ HẰNG

Chùa TỔ Tây Ninh miền nắng cháy
Trăng thanh Yên Tử nắng Sài Gòn
Trăng rằm tỏa sang bao miền ấy,
Chia khắp muôn nơi, nguyệt vẫn tròn(13)

Cầu vồng Yên Thế trai thượng võ,
Nội Duệ Cầu Lim Gái hát hay,(14)
Ai mãi chờ ai, trầu dạm ngõ?
Ai dưt trần duyên hướng trời TÂY?(15)

Gió trăng dong duổi trang hào kiệt,
Đuổi Tống xâm lăng tận Châu Ung(16)
Trăng gió Bình Than, vang lời hịch,
Vung thanh kiếm bạc diệt Nguyên Mông.(17)

Thăm NGUYỆT Thăng Long ơn Vạn Hạnh,
Con cháu Rồng-Tiên thịnh muôn đời. (18)
TUỆ TRUNG thưởng Nguyệt quên gió lạnh,
MA-HA-BÁT-NHÃ hát vang trời.(19)

Trần gian sướng giả, muôn khổ thật,
Giành dật, tranh đua, sướng vui gì ?
Thế gian thật sướng ai làm Phật ?
Cầu TU GIẢI-THOAT để làm chi.

Ngọn gió an nhiên không thể trói
Vầng trăng TỰ TẠI chẳng dễ xiềng.
Nghêu ngao đàm tiếu e tội lỗi,
Gởi gió, chia trăng chuyện bong phèng...

ANH PHONG sảng khoái vui GIẢI-THOÁT,
HĂNG NGA mơ mộng luyến trần gian?
CHỊ HẰNG, CHỊ NGUYỆT về CỰC LẠC,
Thấy PHẬT DI ĐÀ cảnh NIẾT BÀN

        Ngày 12  tháng 11 năm Giáp Tuất (1994)
Tỳ kheo Thích Quảng Định cảm tác
( Tịnh thất LINH - PHONG – ĐỘNG
   QUẢNG PHƯƠNG TỊNH – XỨ
    NON THỊ VẢI )

Chú thích:

(1)- "Bồng lai ai tạo sao đẹp lạ,
Tiên cảnh phô bày nét xinh tươi"
Lấy ý trong bài “Tịnh thất Non Thị Vải,”khi nói về ứng tích của khu địa linh này có đoạn:
“Gươm lực ngựa voi… công lực mạnh,
Bút, nghiên cờ bảng… phát văn tài,
Tả non ÔNG TRỊNH dàn Tiên Cảnh,
Hữu ngọn ĐẠI BÀNG hiện Bồng Lai”.
(2) - Thằng cuội vểnh tai nghe Quan họ
Bỏ trâu ăn lúa ruộng Chị Hằng(2)
Ngày xưa hát ru em thường hát những câu rất mộc mạc, hồn nhiên như đến mức ngẩn ngơ, khờ khạo
“Thằng Cuội ngồi gốc cây đa,
Bỏ trâu ăn lúa gọi cha ời ời.
Cha mày đóng cửa trên trời,
Mẹ mày đóng cử đi mời quan viên”
Hoặc câu:
Con kiến mày kiện củ khoai
Mày chê tao khó, lấy ai cho giàu?”
Hoặc câu:
“Thằng bờm có cái quạt mo”v.v..
(3)- trong tập thơ Tình yêu xuất bản (ở Hà Nội năm 1963) có bài thơ trăng của Thi sỹ Chế Lan Viên:
Giữa hai cây lại đôi mắt em nhìn,
Anh đến suối, mặt em cười dưới suối,
Lòng anh chạy cho lòng em theo đuổi,
Đêm ái tình đâu cũng mặt trăng em.
(4) Tiên Ông Lý Bạch say MỘNG NGUYỆT
Đáy nước mò trăng lạc thủy cung(4)
Lấy ý câu thơ của Chế Lan Viên:
“Tề thiên đại thánh náo thiên cung,
Lý Bạch ôm trăng chết giữa dòng”

(5)- "Biển dâu trăng gió bao tròn khuyết,
Lỗi hẹn xót ai đợi mười "
Lấy ý mấy câu trong bài “Cô bạn láng giềng”
“Quên sao được lời cuối cùng em nói”
Phút chia tay trong buổi tối hôm rằm!
Dù chin hạ, mười đông em cũng đợi!
Chiến trường xa ai ngỡ vắng bặt tăm”…
Đoạn thơ trên lấy ý trong ca dao:
“Sông dài cá lội biệt tăm,
Phải duyên chồng, vợ ngàn năm cũng chờ”
(6)- "Nhớ NGUYỆT Khơ Me sầu ly biệt"
Là nói thời gian năm 1970 ở chiến trường Cam-pu-chia, có người bạn là tiểu đoàn trưởng bộ đội giải phóng quân Khơ Me, có cô con gái tên là Chơ-Ba-lơ rất thích ngồi gần nói chuyện than  với giải phóng quân Việt Nam – và có cảm tình đặc biệt vơi người chiến binh xưa ấy. Chơ-Ba-lơ thường nói câu “ bao giờ hết chiến tranh anh cho Chơ-Ba-lơ về thăm Hà Nội, nghe anh” và muốn nâng tình cảm lên mức cao hơn, khi nói câu: “Boong o-ná!”(anh đẹp lắm) và câu: “Ôn xà-lanh boòng ná”(em thương anh lắm) và người chiến binh khi ấy nói rằng: - Anh chỉ muốn coi Chơ-Ba-lơ như “ôn-sơ-rây” (em gái )“ôn-sơ-rây boòng” (em gái của anh)…
(7) "Thương TRĂNG Trại-Kế kiếp tang bồng,"
Là nói thời gian năm Bính Dần (1986) khi phải năm 5 tháng trong Trại giam Kế của tỉnh Hà Bắc nổi tiếng về giam nhốt : “Nhất Kim Thi, Nhì Trại Kế”Cảm thương Người Dệ tử trung kiên của PHẬT, nên HẰNG NGA đã chịu thương chịu khó len lỏi qua lỗ thủng của cánh cửa Nhà Giam đến thăm, đang thời THIỀN-QUÁN:
                                       “Luồn qua khe cửa hằng nga đến
                                         Đem cúng dường ta; môt ánh trăng
     Đang thời THIỀN-DUYỆT không trò chuyện
     Diện bích cùng ta nhé CHỊ HẰNG”
( Trăng đến II-Trại Kế Hà Bắc – 1986)
(8) - "Giỗ TỔ kỳ này đang “AN-THẤT
Đệ tử Hương Nghiêm vẫn về đông."
Hòa thượng THÍCH THIỀN TÂM nguyên là Giáo sư giảng day tại trường cao đẳng PHẬT HỌC Huệ nghiêm. Năm 1963 vì muốn để công phu trong việc tu trì các pháp về MẬT TÔNG, THIỀN TÔNG VÀ TỊNH ĐỘ TÔNG kết hợp được thành tựu. Cho nên, Ngài đã giao việc giảng dạy lại cho chư TÔN ĐỨC khác, để lên vùng cao nguyên thuộc thôn Phú An, xã Ninh Gia, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng cất chùa HƯƠNG-NGHIÊM. Nơi đây là TỔ-ĐÌNH cho hơn bốn chục ngôi chùa, am, thất trong khu vực nương về TU-HỌC. Hòa Thượng Thích-Thiền-Tâm là vị SƠ-TỔ khai sơn của chùa Hương Nghiêm. Ngài Sinh năm ất sửu(1925), Viên tịch năm nhâm thân(1992) vào ngày 20 tháng 11. Từ đó về sau lấy ngày 20/11 làm ngày giổ TỔ.

(9)- "Em Kiều chia Nguyệt soi chàng Thúc,
Mấy ai mãn nguyện kiếp phù sinh?"
Trong truyện kiều khi mô tả Thúy Kiều tiễn biệt Thúc Sinh đêm trăng Nguyễn Du Viết:
“ Vầng trăng ai xẻ làm đôi,
Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm đường”
(10) - “Ngại chi VỀ ĐÍCH không khó nhọc?
Sao ngán phong ba, sợ thác ghềnh.
Lấy ý trong BẢO- VƯƠNG TAM-MUỘI Phẩm MƯỜI ĐIỀU TÂM NIỆM:
1-Nghĩ đến thân thể thì đừng cầu không tật bệnh, vì không tật bệnh thì tham dục sẽ sinh.
2-Ở đời đừng cầu không khó khăn, vì không khó khăn thì kiêu sa nổi dậy.
3-Cứu xét tâm tính đừng cầu không khúc mắc, vì không khúc mắc thì sở học dễ vượt bậc.
4- Sự nghiệp đừng cầu không chông gai, vì không bị chông gai thì chí nguyện không kiên cường.
5- Làm việc đừng mong dễ thành, vì dễ thành thì lòng thị- thường kiêu ngạo.
6-giao tiếp đừng mong lợi mình, lợi mình thì mất đạo nghĩa.
7- với người đừng mong thuận chiều mình, vì thuận chiều  ý mình thì tất sinh tự kiêu.
8- Thi ân đừng cầu có đáp trả, vì cầu đáp trả là thi ân có mưu tính.
9-Thấy lợi đừng nhúng tay, vì nhúng tay thì hắc ám tâm trí.
10-Oan ức không cần bày tỏ, vì bày tỏ là hèn nhát. Mà trả thù thì oán đối kéo dài.
“Bởi vậy PHẬT đã thiết lập CHÍNH PHÁP lấy bệnh khổ làm thuốc hay, lấy hoạn nạn làm thành công, lấy gai góc làm GIẢI THOÁT, lấy bạn tteej bạc làm người giúp đỡ, lấy kẻ chống nghịch làm người giao du, lấy xả lợi làm vinh hoa, lấy oan ức làm đà tiến thủ. Thế nên trong chướng ngại mà vượt qua tất cả. Đức THẾ TÔN được giác ngộ chính trong mọi sự chứng ngại.!
Ương quật hành hung, Đề bà quấy phá, mà PHẬT-ĐÀ giáo hóa cho thành đạo tất cả. Như vậy há không phải tác nghịch là tác thành, và sự quấy phá là sự giúp đỡ cho ta?
Ngày nay những người học Đạo không dấn mình vào sự trở ngại, nên khi trở ngại ập đến thì không thể nào đói phó được, CHÍNH-PHÁP TỐI –THƯỢNG vì vậy mà mất cả, đáng tiếc, đáng hận biết bao?
(11) - “Trọng lòng NHÂN NGHĨA  hơn vật chất,
Muối mặn gừng cay thấy đậm đà.
Lấy ý mấy câu trong bài thơ ĐẠO HẠNH THANH CAO:
“Ân trọng đón từng cọng rau, hạt muối,
Cũng dưng dưng trước tiền, của giàu sang,
Gừng cay, muối mặn sâu tình nghĩa,
Tiền bạc, đổi trao lắm phũ phàng.”
Đoạn thơ trên lại lấy ý trong câu ca dao;
“Ai ơi chua ngọt đã từng,
Gừng cay, muối mặn xin đừng quên nhau.”
(12) -“Thiếu duyên giáp mặt mà xa thẳm
Duyên đầy muôn dặm tưởng đôi tầm.
Có câu thơ cổ nói:
“ Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ,
Vô duyên đối diện bất tương phùng”
Trong ĐẠI THỪA KIM CƯƠNG KINH LUẬN có đoạn:
“ Văn Thù Bồ Tát hỏi PHẬT: hoặc có người nam hay nữ gần thầy nghe pháp thường thường mà nửa tin nửa không, dường như qui y mà chẳng y theo, cái than tuy lạy PHẬT, mà lòng nghi hoặc đã nhiều, cái tâm mình chẳng ngộ, trở lại trách thầy chẳng chịu chỉ dạy, những người như vậy làm thế nào mà hóa độ?”
ĐỨC PHẬT nói: đây là những người ít phước, trí tuệ cũng không, nên không biết phép vô vi, chấp tướng, tà kiến, kiêu mạn, che lấp trong tâm chẳng được chính kiến.
Cớ sao vậy? Nếu như người TU-HÀNH thì phải biết trọng thầy thì mới trong PHÁP, còn nếu người TU-HÀNH khinh rẻ thầy, thì trong làng cũng khinh pháp.
            Hễ trọng thầy trọng pháp thì học mới được, còn khinh thầy thì pháp không học. Nếu như khinh rẻ thầy là: Tăng thượng mạn. Tuy đồng đi với thầy mà lòng cách xa như muôn ngàn dặm, đến khi mạng chung vào A-Tỳ địa ngục, ngàn muôn PHẬT ra đời cứu độ không được, hễ mất than người muôn kiếp khó trở lại được.
(13) - “Trăng rằm tỏa sang bao miền ấy,
Chia khắp muôn nơi, nguyệt vẫn tròn
Hai câu trên lấy ý trong kinh ĐẠI BÁT NIẾT BÀN phẩm NGUYỆT DỤ ĐỨC PHẬT giảng cho các vị ĐẠI BỒ-TÁT có đoạn: “ PHẬT bảo CA DIẾP BỒ TÁT “ ví như có người thấy mặt trăng lặn, cho rằng mặt trăng đã mất, nhưng thật ra mặt trăng không mất, đang hiện ra ở phương khác. Chúng sinh ở xứ kia lại nói là mặt trăng mọc, nhưng thực ra mặt trăng không có mọc, vì bị che chướng không thấy, nên cho rằng mặt trăng có mọc có lặn, nhưng thực ra mặt trăng không mọc không lặn.
Cũng vậy; ĐỨC NHƯ LAI CHÍNH BIẾN TRI hiện ra nơi Đại Thiên Thế Giới, hoặc sinh tại Diêm Phù Đề, hoặc thị hiện NIẾT BÀN. Nhưng thật ra NHƯ LAI tính không sinh không diệt. vì giáo hóa chúng sinh nên thị hiện sinh diệt.
Này thiện nam tử; như xứ này thấy mặt trăng tròn, phương khác thấy mặt trăng khuyết. phương này thấy mặt trăng khuyết, phương khác thấy mặt trăng tròn. Người Diêm Phù Đề nếu thấy bắt đầu có trăng nói là mồng một, tưởng là đầu tháng. Lúc thấy trăng tròn tưởng là ngày rằm. Nhưng thực ra mặt trăng không có khuyết với tròn, vì bị che chướng mà có them bớt.”(Xem kinh ĐẠI BÁT NIẾT BÀN phẩm NGUYỆT DỤ)
(14) - “Cầu vồng Yên Thế trai thượng võ,
Nội Duệ Cầu Lim Gái hát hay,
Là phát triển thành ngữ cũng là câu Phương Ngôn:”Trai Cầu vồng Yên Thế” của vùng Bắc Giang thuộc miền trung du Bắc Bộ và thành ngữ, phương ngôn; “Gái Nội Duệ Cầu lim” Của Bắc Ninh thuộc miền đồng bằng Bắc Bộ. Cả hai địa danh trên thuộc trấn Kinh Bắc ngày xưa ( theo sử sách thời Lý, Trần) nay thuộc tỉnh Hà Bắc. Nếu chỉ nghe đọc nguyên văn thành ngữ: ”Trai Cầu vồng Yên Thế” thì những ai chưa đến địa phương này, chưa biết con trai của xã cầu vồng thuộc huyện Yên Thế, quê hương của người Anh Hùng Đề Thám, lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Yên Thế chống Thực Dân Pháp đầu thế kỷ 20.
Nếu đọc cả hai câu cùng lúc, sẽ có một cặp câu đối nói về các cặp trai tài gái đảm, nói về cái hay, vẻ đẹp của mọi miền xứ sở trên đất nước Việt.
(15) - “Ai mãi chờ ai, trầu dạm ngõ?
Ai dưt trần duyên hướng trời TÂY?
Là nói về  “Cô bạn láng giềng” mỏi mòn chờ đợi mười năm chinh chiến
“Quên sao được lời cuối cùng em nói”
Phút chia tay trong buổi tối hôm rằm!
Dù chin hạ, mười đông em cũng đợi!
Chiến trường xa ai ngỡ vắng bặt tăm”…
“Ai dứt trần duyên hướng TRỜI TÂY”
Là nói về kẻ bần tăng này từ khi ngộ ra lý TU GIẢI-THOÁT, quyết dứt mọi nghiệp duyên, nhứt là ác nghiệp, cho nên trong bài đoạn tuyệt viết:
“ Sáu nẻo trôi lăn mãi ở đây,
Bể nhớ song thương lệ vơi đầy…
Thôi!
        Muôn nghiệp cũ nay ĐOẠN TUYỆT
Băng vạn trùng mây đến TRỜI TÂY”
( Đoạn Tuyệt 1980)

(16)- “Gió trăng dong duổi trang hào kiệt,
Đuổi Tống xâm lăng tận Châu Ung
Nói  về hình ảnh oai hùng  của vị tướng tài LÝ THƯỜNG KIỆT, khi biết vua quan nhà TỐNG có mưu đồ xâm lược thôn tính nước Đại Việt, đang tập trung binh lực ở Châu Khâm, Ung châu trên đất Quảng Đông Quảng Tây, chờ ngày xuất binh…
Được sự phó thác của triều đình đặc biệt là sự tin dùng của vương phi Ỷ Lan( Sau này được phong Hoàng Thái Hậu) người anh hung họ Lý đã chớp thời cơ hành quân thần tốc dẹp tan binh lực cùng ý đồ xâm lăng của nhà Tống, trước khi chúng xuát quân.
(17) - “Trăng gió Bình Than, vang lời hịch,
Vung thanh kiếm bạc diệt Nguyên Mông.
Nói về khí phách oai phong lẫm liệt của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn người anh hung mưu lược văn võ song toàn, đắc nhân tâm trọng dụng nhân tài. Biết vận dụng sức mạnh đoàn kết của toàn dân một cách tài tình, mở hội nghị Bình Than để trưng cầu ý dân( Phát động chiến tranh nhân dân làm vườn không nhà troongsv.v.. ) thảo Hịch tướng sỹ hun đúc tinh thần “sát thát”( giết giặc Nguyên) giành độc lập cho Đất nước.
(18) - “Thăm NGUYỆT Thăng Long ơn Vạn Hạnh,
Con cháu Rồng-Tiên thịnh muôn đời. 
 Là nói về Quốc sư Vạn Hạnh có công rất lớn trong sự nghiệp làm cho vương triều Lý trở nên cực thịnh trong những trang sử vẻ vang của Đất Việt, truyền nối được 8 đời vua và với thời gian là 215 năm.
Quốc sư có sáng kiến dời đô từ Hoa Lư(Ninh Bình) về Đông Đô (Hà Nội) tương truyền:
            “ Vua Lý Thái Tổ Người làng Cổ Pháp ( nay đổi là làng Đình Bảng) lúc nhỏ xuất gia TU học với Van Hạnh Thiền Sư ở chùa Lục Tổ Làng Cổ Pháp ( Nơi đây cũng chính là quê hương của Bần tăng này. Không biết có ân hưởng chút phước dư nào về khu Linh địa Cổ Pháp ( Địa linh sinh Nhân Kiệt đã sinh ra 8 Đại Hiền Vương, đồng thời cũng là nơi Vạn Hạnh Thiền Sư đã từng lưu trụ hay chăng?)
            Từ đó đến nay triều đại nào cũng có các bậc đại thần trung quân ái quốc. Như thời gian hiện tại có trung tướng Lê Quang Đạo (tên thật là Nguễn Đức Nguyên)
            Nói tiếp việc phát khởi của triều Lý- Lý Công Uẩn lên Ngôi lấy hiệu là Lý Thái Tổ suy tôn Vạn Hạnh Thiền Sư làm Quốc Sư.
            Quốc sư có cái nhìn THANH TỊNH NGŨ NHÃN của bậc quán thông tam thế vua Lý Nhân Tôn có bài kệ truy tán THIỀN SƯ như sau:
“ Vạn Hạnh dung tam tế
Chân phù cổ sấm ky(cơ)
Hương quan danh Cổ Pháp,
Trụ tích chốn vương kỳ”
Dịch:
“ Vạn Hạnh thông ba cõi
Lời Sư nghiệm Sấn thi
Từ làng quê Cổ Pháp
Chống gậy chốn kinh kỳ”
Quốc sư có cái nhìn của bậc
“ Thượng thông thiên văn
Hạ triệt địa lý”
( Có người nói Quốc Sư Vạn Hạnh là Hóa thân của một vị Cổ Phật, ứng thế để hóa độ chúng sinh đất Việt này, và đặc biệt đem Phật Pháp truyền dạy cho dân chúng đều thọ trì giới pháp của PHẬT từ tam qui ngũ giới, cho đến xuất gia Tu Hành.
(19) - “TUỆ TRUNG thưởng Nguyệt quên gió lạnh,
            MA-HA-BÁT-NHÃ hát vang trời.
Lấy ý trong bài kệ nói về hoa và trăng quyện hòa trong LY BAT-NHÃ siêu thoát của TUỆ TRUNG THƯỢNG SỸ :
« Tạc dạ Nguyệt minh kim dạ Nguyệt
Tân niên Hoa phát cựu niên Hoa
Hoặc vấn như hà vi cứu cánh ?
MA-HA-BÁT-NHÃ-TÁT-BÀ-HA ! »
Tạm dịch :
«  Năm cũ Hoa cười Hoa năm mới
Đêm nay Nguyệt sáng Nguyệt đêm qua
Ví hỏi : Rồi sao là cứu cánh ?
MA-HA-BÁT-NHÃ-TÁT-BÀ-HA ! »
                        *
                 *            *
Bài thơ này được dung hợp bốn cách điệu :
BI-HÙNG-HÀI-TIẾU một cách hài hòa :
-          BI : Muôn cảm thương rơi lệ
-          HÙNG : Muốn tung giáo vung gươm
-          Hài: Muốn nhảy tưng, giỡn múa
-          TIẾU: Muốn hát lớn cười vang

1- Những câu thể hiện lòng BI(Xót thương)
“ Biển dâu trăng gió bao tròn khuyết,
Lỗi hẹn xót ai đợi mười đông?”
Hoặc câu
“Nhớ NGUYỆT Khơ Me sầu ly biệt
Thương TRĂNG Trại-Kế kiếp tang bồng,”
Hoặc câu
“Cảm Hàn Mặc Tử trăng sầu đỏ
Chan chứa đầy vơi lệ Mộng Cầm.”
2- Những câu mang tính cách HÙNG DŨNG
Ngại chi VỀ ĐÍCH không khó nhọc?
Sao ngán phong ba, sợ thác ghềnh.(10)
Hoặc câu:
Gió trăng dong duổi trang hào kiệt,
Đuổi Tống xâm lăng tận Châu Ung(16)
Hoặc câu:
Trăng gió Bình Than, vang lời hịch,
Vung thanh kiếm bạc diệt Nguyên Mông.(17)
Hoặc câu:
“ANH PHONG sảng khoái vui GIẢI-THOÁT,”
3- Những câu mang tính cách HÀI HƯỚC
Thằng cuội vểnh tai nghe Quan họ
Bỏ trâu ăn lúa ruộng Chị Hằng(2)
Hoặc câu:
Trăng Chế Lan Viên tình bát ngát,
Hỏi Vũ Thị Thường có ghen không ?(3)
Hoặc câu:
Tiên Ông Lý Bạch say MỘNG NGUYỆT
Đáy nước mò trăng lạc thủy cung(4)
4- Những câu mang tính cách LẠC TIẾU
Đêm rằm hội ngộ đông vui quá,
CHỊ NGUYỆT, HẰNG NGA, với CHỊ HẰNG
- Khôi hài lạc tiếu vô cùng khi hình dung THIỀN SƯ TUỆ TRUNG THƯỢNG SỸ :đang say sưa giảng kinh ĐẠI BÁT-NHÃ giong vang vang như Sư Tử rống (hống) giữa mùa đông lạnh giá, có lẽ còn quên cả mặc áo bông
 “TUỆ TRUNG thưởng Nguyệt quên gió lạnh,
MA-HA-BÁT-NHÃ hát vang trời.
                                    *
                            *            *
Trong bài thơ này kẻ Bần-Tăng Non Thị Vải đã thành tâm cung thỉnh ; trên từ CHƯ PHẬT, CHƯ HIỀN THÁNH TĂNG, các bậc trung hiền nghĩa sỹ muôn đời của non sông đất Việt, các thi sỹ văn nhân, chư vị Tiên Thánh, các trai tài gái đảm của mọi miền xứ sở, cho đến cả những « chú cuội ngồi gốc cây đa » cũng kêu về luôn, để cùng hội ngộ đông vui trong « khoảng trời CỰC LẠC » trên Non Thị Vải này. Mỗi người như một cánh chim không mỏi vượt biển khổ sông mê nhắm thẳng đích về bến bờ GIẢI-THOÁT :
« Cho con thỉnh một khung TRỜI CỰC LẠC
CÕI TÂY PHƯƠNG quang giáng thế gian này
Vô lương –Quang ân tỏa sáng tràn đầy
Muôn ân đức sưởi ấm lòng Cùng tử”...
Chung một niềm Bi Nguyện:
“Nguyện chúng sinh phát tâm TU GIẢI-THOÁT
Lạy TỪ PHỤ TÂY PHƯƠNG
                                                Đồng tháp cánh bay về”



Nói chuyện gia đình



Gia đình nhắc đến buồn thay,
Đắng cay, sầu tủi tháng ngày đau thương,
Sống gần cha mẹ quê hương,
Tái tê ngâm khúc đoạn trường phân ly!..
Nhẫn tâm quyền thế đuổi đi,
Phụ bất từ, tử biệt ly xứ người.
Bước đi lòng luống ngậm ngùi,
Không ưng, thuận ý dập vùi phá đi
Tu hành nhẫn nhục TỪ BI,
Nên không tranh chấp làm gì đó thôi!
Nếu như thế sự ở đời,
Con làm cha phá, ai ơi coi chừng!
Không bằng nước lã người dưng
Nồi cơm tôi nấu cũng đừng đập đi !
Phá người TU có hay chi ?
Phúc lành khó tạo đổ đi dễ mà !
Lời xưa con được hơn cha,
Nhân TU ĐẠO-HẠNH thì nhà phúc to. »
Cấm đường tín ngưỡng tự do,
Anh em thương mến không cho quây quần.
Giúp nhau dưỡng chí tu thân,
Ai xui sát vật, thù nhân hại người ?
Chắt chiu khuya sớm lần hồi,
Cô đơn quá kẻ mồ côi bao giờ !
Thân lập thân chẳng được nhờ
Dã không giúp đỡ còn chờ phá tan.
Cậy quyền ỷ thế mắng tràn,
Khi tôi tụng niệm chửi càn chửi xiên.
Gương Thanh đề mẹ Mục-Liên,
Phá tăng đọa quỉ đói miền âm ty.
Phá Tăng báng đạo hay gì,
Hãy TU phước đức từ bi hiền hòa
Trọng nhân, nhân nghĩa đến nhà,
Đuổi nhân, nhân đức đi ra không còn !...
Ai làm cho dạ héo hon ?
Vì đâu phải sống mỏi mòn âu lo ?
Qua sông nên phải lụy đò,
Muốn qua chỗ lội phải dò đường trơn.
Tù nhà nước đỡ khổ hơn,
Ở tù cha mẹ tủi hờn héo hon.(1)
Ghét ghen tranh chấp với con,
Sợ người kính trọng con còn hơn cha!(2)
Ơn trên thử đức đó mà,
Khéo tu phước đức tuổi già vinh than.
Nặng đường ích kỷ hại nhân,
Nhỡn tiền quả báo số phần quạnh hiu.
Kiếp người sống được bao nhiêu,
Sáu mươi tuổi bong xế chiều đang buông…
Cô đơn, sầu tủi, tẻ buồn,
Nhân nào quả nấy theo luôn với mình.
Nhắc chuyện xưa thấy khiếp kinh,
Thanh đề phá Đạo cực hình xót xa!...

Cháu con hơn được ông cha,
Người ta mừng bảo “phúc nhà phát lên”!
Kể công sinh đẻ ỷ quyền
Giận hờn ganh gét bậc trên xứng nào?
Sao cho đức rộng tài cao,
Cháu con nhắc đến tự hào cha ông.
Muốn cho con cháu nối dòng,
Khéo tu phước đức mới mong được nhờ
Ơn trên Phật chẳng tin thờ,
Đáng thương thay sẽ bơ vơ than già,
Cháu con buồn khổ lánh xa,
Của tiền giàu có chắc là sướng đâu?
Có tiền hưu quạnh tẻ sầu,
Không bằng đạm bạc thanh cao quây quần.(3)
Nhiều người tâm đức đạo nhân,
Từ phương xa tới cản ngăn cấm đường…

Hỡi ôi, Cổ-Pháp cố hương!
Nhớ thương đành vậy, tha phương định rồi!(4)
Hỏi vì sao?
                              Đáp một lời:
“Người TU không ở với người phá tu”!
Ái ân sao quá oán thù,
Còn mango an trái bắt tù mãi sao?
Xổ lồng, tung cánh bay cao
Cánh bằng bạt gió vẫy chào Tự-Do.

                              Tháng 9 năm bính dần 1986
                                 Trại giam kế tỉnh Hà Bắc

Chú thích:
(1)-“Tù nhà nước đỡ khổ hơn,
Ở tù cha mẹ tủi hờn héo hon.
Lấy ý trong lời dạy của Đức PHẬT:
“ Ở tù trong ngục của nhà nước còn có kỳ mãn hạn. ở tù trong nhà ngục của người thế gian thì không có kỳ mãn hạn”

(2)- “Ghét ghen tranh chấp với con,
Sợ người kính trọng con còn hơn cha!”
Là nhắc lại lời thân phụ của Bần Tăng thường nói với các đệ tử của Bần Tăng, rằng: “ đừng gọi nó là “Thầy”… gọi nó là “Anh” thôi!”
(3)- “Cháu con buồn khổ lánh xa,
Của tiền giàu có chắc là sướng đâu?
Có tiền hưu quạnh tẻ sầu,
Không bằng đạm bạc thanh cao quây quần.”
Là lấy ý trong câu ca dao:
              Thà ăn bắp họp đông vui,
            Còn hơn giàu có mồ côi một mình
(4)- “Hỡi ôi, Cổ-Pháp cố hương!
Nhớ thương đành vậy, tha phương định rồi!”
Làng Đình bảng ngày nay, xưa có tên Cổ Pháp



Muốn qua biển khổ gắng TU





Sự đời nhắc đến mà đau,
Hỡi người quen rót chén sầu đó chăng ?(1)
Ham đi giải phóng miền Nam,
Bị điều nghi vấn bắt làm khổ sai.
Lâm đồng 8 tháng lần hai,
Gửi hình… gọi điện… bắt ai phải tù!(2)
Bức về quê được hai thu
Nhờ ơn cha mẹ lại tù lần ba!
Hai năm giam lỏng tại nhà,
Mẹ cha dò xét coi là kẻ gian.
Quyết lòng đi báo công an,
Tượng kinh thu hết, phá tan bàn thờ,
Hai năm giữ chặt giấy tờ,
Cản ngăn cấm đoán tự do còn gì!
Đồ dung sách vở đông y,
Thuốc thang lấy hết còn gì nữa đâu!
Dao ai cắt ruột mà đau?
Muối ai xát dạ mà rầu tái tê?
Sướng vui ai chẳng muốn về,
Khổ đau đành phải lìa quê vậy mà?
Những mong nồng thắm thiết tha,
Ai ngờ oan trái xót xa nỗi niềm.
Tưởng gần cha mẹ ấm êm,
Ngờ đâu lại thấy càng them khổ buồn.
Mắt khô mà lệ lòng tuôn,
Mẹ cha khắc nghiệt quá hơn người ngoài.
Khinh người giữ giới, trì trai,
Chê người khổ hạnh hôm mai tu hành,
Thế gian trọng lợi ham danh,
Đường TU quí báu thong manh thấy gì?
Ép đường thế tục thê nhi,
Không theo đổ tội lỗi bề hiếu trung?
Vô duyên nên chẳng tương phùng,(3)
Một câu nói đã ra lòng trái ngang(4)
Vì đâu oan trái phũ phàng,
Ba mươi tám tuổi tù giam ba lần.
Trải ba mươi tám mùa xuân,
Chưa từng an hưởng một phần thảnh thơi.
Đắng cay chua chat ngậm ngùi,
Phong ba bão táp dập vùi cánh hoa.
Phải chăng giống tích chúa Ba,
Gian nan như ĐỨC PHẬT BÀ chùa Hương?
Phong trần dãi nắng dầm sương,
Bần Tăng khổ hạnh Y-Phương giúp đời.
                             *
                        *           *
Đời là biển khổ mà thôi,
Cánh bèo gió dập nổi trôi mỏi mòn.
Xưa vua còn bỏ lầu son,
Nâu sòng khổ hạnh lên non TU HÀNH.
Hỡi người nặng lợi ham danh,
Hoàng lương tỉnh mộng TU HÀNH mau đi !
Trọng đường nhân đức TỪ BI,
Mộng danh lợi mãi sướng gì nữa đâu ?
                             *
                         *         *
Môn TU TINH-ĐỘ nhiệm màu,
Chuyên câu niệm PHẬT làm cầu bước sang.
Ngát hương trời cảnh Liên Bang,
TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC muôn ngàn sướng vui,
Ta mau kẻo muộn mất rồi,
Lên thuyền Bát Nhã ai ơi cùng về !

                              Tháng 9 năm bính dần 1986
                                 Trại giam kế tỉnh Hà Bắc
Chú thích:
(1)- « Sự đời nhắc đến mà đau,
Hỡi người quen rót chén sầu đó chăng ? »
Là lấy ý trong câu :
« Những chén sầu ai rót đầy vơi,
Tôi nốc cạn chén này chén khác. »
( Trích trong bài « Tâm sự một chặng đường » - 1973)
(2)- « Lâm đồng 8 tháng lần hai,
Gửi hình… gọi điện… bắt ai phải tù! »  
Tháng chạp năm 1983 khi kẻ Bần Tăng này đến trình giấy ở Mặt trận tổ quốc tỉnh Lâm Đồng thì bị đưa qua bên công an với lý do :
« Theo ý kiến của công an tỉnh Lâm Đồng rằng : có ý kiến của cong an Hà Bắc vào nên chúng tôi phải đưa ông qua bên công an tỉnh »
Sau này mỗi khi làm việc với công an của trại giam cứu Đà lạt, kẻ bần tăng này đều đặt câu hỏi và đề nghị rằng ; « Tôi phạm tội gì ? tôi vi phạm  điều khoản nào của luật pháp nhà nước. Nếu tôi vi phạm pháp luật cứ đưa ra trước công chúng xét xử công minh chính trực»
Công an trại trả lời :
“ Ông không vi phạm tội gì! Đây là ý kiến gia đình đã gửi hình và điện báo công an Hà Bắc, nhờ công an Lâm Đồng giữ Ông lại, trả Ông về quê để gia đình và địa phương quản lý Ông!”
Rồi công an của trại đưa ra tấm ảnh một quân nhân có đội mũ lưỡi trai hỏi:   - Đây có phải là ảnh của Ông khi ở Quân đội Không?
          - Phải
(3)- Câu thơ :« Vô duyên nên chẳng tương phùng, » Là lấy trong ý câu thơ cổ :
« Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ,
Vô duyên đối diên bất tương phùng »
(4)- câu thơ :  « Một câu nói đã ra lòng trái ngang  » Là lấy trong ý câu thơ cổ :            
«  Tửu phùng tri-kỷ thiên bôi thiểu,
    Ngôn bất đồng tâm bán cú đa ? »
« Uống rượi với người tri kỷ ngàn chén còn thấy ít
Nói với người không cùng tâm ý nửa câu đã thấy nhiều »  










Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét